"Yêu xa" là giữa thành phố này và thành phố kia, giữa nước này và nước khác là chuyện bình thường nhưng có những cặp đôi yêu nhau thì cách nhau chưa đầy 10km thì việc yêu xa có lẽ chẳng bao giờ nghĩ tới.
Cặp đôi của anh Đỗ Cao Trí và chị Lê Thị Thanh Thảo là một trong những "cặp đôi yêu xa" bất đắc dĩ mà không hề ai nghĩ hay mong muốn. Câu chuyện tình yêu của 2 bạn trẻ rất đặc biệt giữa đời thường nhưng lại trở nên.... bình thường giữa mùa dịch.
Anh Đỗ Cao Trí và chị Lê Thị Thanh Thảo chỉ được gặp nhau một chút trước khi chị về Tiền Giang cùng gia đình
Cả 2 bắt đầu quen nhau và bắt đầu mối quan hệ tình cảm từ những năm 2013. Và mối tình đó cứ e ấp, chớm nở theo thời gian, cũng có lúc cả 2 đều cho rằng tình yêu khó có thể nảy nở được khi có những mâu thuẫn, những sở thích, suy nghĩ đối lập giữa 2 người.
Tuy nhiên, đến năm 2021, khi dịch bệnh covid-19 bùng phát và trở nên phức tạp hơn, cả thành phố gồng mình chống dịch và anh Đỗ Cao Trí lại là một trong những thành viên chống dịch của thành phố đã xung phong ra tuyến đầu hỗ trợ người dân trong việc điều trị bệnh.
Cả 2 chỉ có thể trao nhau lời nói yêu thương qua chiếc điện thoại
Anh Đỗ Cao Trí dù là một giám đốc công ty xây dựng Trique Architects nhưng anh đã không ngại nguy hiểm, vất vả mà xung phong làm một thành viên trong đội tình nguyện chống dịch, hỗ trợ người dân thành phố trong việc di chuyển các F0, chở bình ô xy, đi chợ giúp dân….
Với tần suất làm việc dày đặc, thậm chí anh Trí không còn cả thời gian để ngủ, chẳng có thời gian nhắn tin hay gọi điện nhưng chị Thảo vẫn cảm nhận được sự vất vả của anh, cảm nhận được trái tim ấm nóng nhưng đầy nhiệt huyết của chàng trai gần 30 tuổi.
Tuy2 người ở gần nhau là thế nhưng lại chẳng thể gặp được nhau, họ chỉ hỏi thăm nhau cũng chỉ qua tin nhắn hay những lần gọi điện nhanh chóng. Và việc "yêu gần thành yêu xa giữa thời kỳ dịch bệnh" càng trở nên nhung nhớ hơn khi chị Thảo lại theo gia đình về Tiền Giang, không ở lại thành phố Hồ Chí Minh thời gian này nữa. Khó khăn trong việc gặp nhau giữa mùa dịch lại càng trở nên khó khăn hơn về khoảng cách địa lý, nhưng tình yêu của cả 2 người dành cho nhau lại lớn dần theo khoảng cách chia xa.
Khi rời thành phố có người đàn ông mình yêu thương, chị Thảo không mang được nhiều đồ đạc, thứ duy nhất kết nối hai người chỉ có con gấu bông anh Trí tặng thay lời hẹn ước gặp lại nhau sau mùa dịch. Hai người hai điện thoại, dành cho nhau những lời động viên yêu thương nhau, cùng nhau cố gắng.
Tâm sự với phóng viên, anh Trí cho rằng điều tuyệt vời nhất trong một mối quan hệ yêu xa, là cách mà sự chờ đợi trở thành công cụ thúc đẩy sự lãng mạn. Đôi khi, bạn ngại trao lời yêu với người mình gặp mỗi ngày, nhưng đối với người yêu xa, họ chỉ ước được thể hiện càng nhiều tình yêu thương càng tốt, bởi họ muốn cho đối phương cảm giác an toàn, và chính họ cũng vậy.
Giây phút hiếm hoi của cả 2 khi ở bên nhau
“Dĩ nhiên yêu xa là sẽ nhớ nhau, sẽ da diết sẽ có những lúc tủi thân hay chỉ là mong muốn nhìn thấy người ấy, được ôm và nắm tay người ấy thôi cũng sẽ vượt qua mọi khó khăn. Do may mắn, người yêu của tôi là người biết san sẻ, dù yêu xa nhưng cô ấy không đòi hỏi hay tủi thân so sánh với bạn bè. Có thể do thấy công việc hỗ trợ thành phố chống dịch của tôi khá nặng nề nên cô ấy luôn động viên, những bất ngờ dành cho nhau trong tình yêu lúc yêu xa cũng chỉ là đặt gửi nhờ bông hoa hay chỉ đơn giản là những lời yêu thương cũng khiến mọi việc trở nên dịu dàng hơn”. – anh Trí tâm sự.
Thành phố Hồ Chí Minh đang dần khỏe lại, người dân lại trở lại nhịp sống bình thường mới và sau gần 1 năm xa nhau vì dịch bệnh thì giờ đây, cả 2 đang chuẩn bị những kế hoạch mới mẻ hơn dành riêng cho cuộc sống của mình. Và điều mong chờ nhất có lẽ là sự kết thúc hoàn Mỹ của cả 2 bằng một đám cưới. Tình yêu xa giữa đôi bạn trẻ, bền chặt hơn trong mùa dịch đã thật sự tăng sự kết nối giữa 2 người và quan trọng nhất đó chính là sự xây dựng lòng tin mà họ dành cho nhau.
Và anh Đỗ Cao Trí luôn tâm niệm rằng: “Yêu xa, bạn khóc nhiều hơn, mệt mỏi nhiều hơn, nhưng niềm tin của bạn cũng mạnh mẽ hơn và lạc quan đến lạ. Lạc quan vì nghĩ đến một mai khi “hai ta về một nhà”, đến một mai địa lý không còn là lý do mà vượt qua mọi khó khăn…”.