Thứ sáu, 26/04/2024 | 17:44
RSS

Vụ học sinh tử vong trên xe ô tô: Những lưu ý sống còn để bảo toàn tính mạng khi ở lâu trên xe

Thứ tư, 07/08/2019, 09:47 (GMT+7)

Để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra do ở lâu trên xe ô tô, mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để đối phó kịp thời với những tình huống xấu.

Ngày 8/7, sự việc bé trai 6 tuổi nghi bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh dẫn đến tử vong ở Hà Nội đã khiến rất nhiều người đau xót xen lẫn hoang mang, lo lắng.

Dù chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tử vong nhưng khả năng do ngạt trên xe ô tô đóng kín cửa hoàn toàn cũng có thể xảy ra.

Một người khi ngủ trên ô tô có thể tử vong ngạt do những nguyên nhân sau:

- Trường hợp tắt điều hòa, cửa khóa: Trong xe không còn dưỡng khí để thở nên lịm dần và tử vong.

- Trường hợp bật điều hòa, cửa khóa: Theo các chuyên gia y tế, ngủ trong ô tô đóng kín, bật điều hòa dễ bị ngạt khí, nhất là với tài xế, phụ nữ, trẻ em, người có men bia rượu… Y học gọi là dạng ngạt hệ thống, rất khó cứu chữa. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ thiếu ôxy lên não, để lâu sẽ dẫn đến hôn mê, tử vong, cứu được cũng sẽ sống đời sống thực vật do não bị tổn thương.

Với các loại xe đời cũ không có chế độ tự động chỉ làm mát trong xe, chứ không điều hòa không khí trong - ngoài nên dẫn tới thiếu ô xy, người trong xe bị ngạt. Xe đời mới điều hòa tự lấy gió ngoài để cân bằng không khí, nhưng khi nổ máy đóng kín cửa điều hòa hút khí trực tiếp quanh xe toàn khí CO từ ống pô xả ra thì càng mất ôxy, khiến cơ thể không thể hô hấp, mất nước, dịch và… tử vong trong 2 - 3 giờ và càng nhiều người trong xe thì ôxy càng mau hết.

Ngủ trong xe bật điều hoà, nhưng do xe hết xăng, hoặc do máy quá nóng vì dừng lâu một chỗ khiến hệ thống làm mát cưỡng bức không hoạt động - dẫn đến thiếu không khí, người ngủ trong xe lịm dần và tử vong.

Các dấu hiệu nhận biết cơ thể đã bị ngạt khí

Vụ học sinh tử vong trên xe ô tô: Những lưu ý sống còn để bảo toàn tính mạng khi ở lâu trên xe
Các triệu chứng của ngộ độc khí CO

Khi phát hiện nạn nhân bị ngộ độc khí CO trên ô tô cần phải nhanh chóng mở cửa xe và đồng thời đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc và đưa đi cấp cứu vì khi ngộ độc mức độ CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong là khá cao.

Trường hợp nạn nhân thở yếu, ngừng thở: Phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.

Trường hợp nạn nhân không không còn tỉnh, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời.

Làm gì để tránh nguy cơ bị ngộ độc khí CO khi ở bên trong ô tô

Khi ở trong ô tô lâu thì nên chọn nơi thoáng đãng không khí lưu thông tốt. Đặc biệt tránh đỗ xe trong không gian chật hẹp, bí khí bởi trong trường hợp này ngay cả mở hết cửa xe bạn vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ.

Bước tiếp theo là bật điều hòa trong trường hợp cần thiết, chọn chế độ lấy gió ngoài hoặc tự động trên xe hơi đời mới. Chỉnh hệ thống gió điều hòa tránh thổi thẳng vào mặt dễ cảm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe  

Bước quan trọng nhất chính là khóa cửa và hạ kính cửa bên xuống khoảng 1,25 - 1,5 cm để không khí vẫn đảm bảo lưu thông mà không quá ảnh hưởng tới việc làm mát của hệ thống điều hòa. Công đoạn này giúp bạn tránh được rủi ro khi động cơ tắt máy đột ngột, hệ thống điều hòa trong xe hỏng…

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể đặt báo thức sau mỗi giờ, việc này khiến giấc ngủ bị gián đoạn nhưng nó giúp bạn kiểm soát tình huống tốt hơn bởi ngủ trong xe hơi chưa bao giờ là an toàn.

Mai Anh (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC