Thứ tư, 13/11/2024 | 07:37
RSS

Vì sao hay bị khó ngủ về đêm và cách chữa trị dễ dàng, hiệu quả

Thứ sáu, 17/02/2023, 12:02 (GMT+7)

Bạn gặp phải tình trạng khó ngủ về đêm? Trằn trọc mãi mà không thể ngủ được? hay thường bị tỉnh giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại? Đó đều là những biểu hiện của chứng khó ngủ về ban đêm. Bạn đang rất lo lắng và không biết làm cách nào để có thể cải thiện được tình trạng này.

Có rất nhiều người phàn nàn rằng họ mắc chứng khó ngủ về đêm, diễn ra thường xuyên và liên tục. Thế nhưng, hầu hết người mắc chỉ đơn giản cho rằng đó là một hiện tượng sinh lý bình thường do tuổi tác hoặc môi trường mà không nghĩ rằng cơ thể mình đang có vấn đề.

1. Khó ngủ là gì?

kho-ngu-la-gi

Thực chất, khó ngủ chỉ là một trong số những triệu chứng điển hình của chứng bệnh mất ngủ. Đôi khi thuật ngữ này cũng được giải thích riêng, có thể hiểu đơn giản là tình trạng gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ, trằn trọc rất lâu trên giường mà không thể ngủ, rất dễ bị tỉnh táo trở lại khi đang lơ mơ hoặc dễ tỉnh dậy nhiều lần trong đêm, sau đó khó ngủ lại.

Chứng khó ngủ, mất ngủ được chia thành 3 cấp độ:

  • Khó ngủ, mất ngủ tạm thời: Các triệu chứng diễn ra trong khoảng 1-3 đêm, sau đó ngủ ngon lại bình thường.
  • Khó ngủ, mất ngủ cấp tính: Các triệu chứng kéo dài từ hơn 1 tuần đến vài tuần.
  • Khó ngủ, mất ngủ mạn tính: Các triệu chứng kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, kèm theo khá nhiều biến chứng sức khỏe tinh thần.

Khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ không nên để tiếp diễn kéo dài lâu thành mãn tính, vì bệnh này thường có nguyên nhân liên quan trực tiếp đến não bộ. Đây hoàn toàn có thể là lời cảnh báo của cơ thể về một căn bệnh nguy hiểm nào đó tại não.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ là gì?

Tùy theo từng cấp độ khó ngủ, mất ngủ cũng như tùy theo biểu hiện của mỗi người mà có nhóm nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây khó ngủ tạm thời:

  • Lịch sinh hoạt, làm việc đột ngột bị thay đổi, lệch múi giờ, ngủ ngày quá nhiều.
  • Không gian ngủ bị thay đổi, thường gọi là tình trạng “lạ nhà” gây khó ngủ.
  • Một số yếu tố môi trường xung quanh thay đổi làm ảnh hưởng giấc ngủ: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm…
  • Sử dụng chất kích thích trước giờ ngủ (cà phê, thuốc lá, bia rượu…) hoặc ăn quá no trước giờ ngủ.

Nguyên nhân gây khó ngủ cấp tính:

  • Thiếu máu não tạm thời, thể nhẹ.
  • Căng thẳng, stress – Thường thì khi vấn đề dẫn đến stress được giải tỏa thì giấc ngủ sẽ ổn định trở lại.

Nguyên nhân gây khó ngủ mạn tính:

90% nguyên nhân gây khó ngủ là do thiếu máu lên não: 

Nếu như tình trạng khó ngủ, mất ngủ đã tiến triển tới mạn tính thì 90% nguyên nhân được xác định là do thiếu máu lên não, hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Não bộ hoạt động ổn định thì sẽ điều hòa giấc ngủ bình thường, nhưng nếu não bộ được cung cấp thiếu dinh dưỡng thì triệu chứng biểu hiện đầu tiên thường sẽ là khó ngủ, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt.

Một số nguyên nhân khác:

  • Stress căng thẳng kéo dài, sinh ra nhiều loại chất có hại ngăn cản việc tổng hợp hormone melatonin giúp dễ ngủ, ngủ ngon.
  • Hormone thay đổi: Nguyên nhân này thường liên quan đến sự thay đổi đột ngột của hormone estrogen và progesterone gây ra tình trạng trằn trọc khó ngủ.
  • Một số bệnh lý nền có triệu chứng vào ban đêm như bệnh răng miệng, trào ngược dạ dày (GERD), Viêm loét dạ dày đau nhức cơ xương khớp, viêm phổi, hen suyễn, viêm xoang, viêm họng…
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kê toa nếu phải uống kéo dài như thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid…
  • Do người bệnh duy trì lối sống không khoa học trong thời gian dài như thức khuya, dậy muộn, ăn nhiều tinh bột, chất béo dẫn đến béo phì, không vận động, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời…

Điều đáng nói, tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở giai đoạn tạm thời và cấp tính (thậm chí cả mạn tính) thường bị bỏ qua, người bệnh chủ quan, không có phương án can thiệp sớm, không chỉ dẫn đến cấp độ mạn tính kéo dài mà còn kèm theo cả nhiều biến chứng hệ quả nguy hiểm.

Trong đó, vì phần lớn nguyên nhân của chứng khó ngủ, mất ngủ là do thiếu máu não nên các biến chứng cũng thường liên quan trực tiếp đến não, thường gặp như giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ, mất trí nhớ, đột quỵ, nhồi máu não…

3. 10 điều nên làm khi bị khó ngủ về đêm để cải thiện tình trạng?

  • Tập yoga đều đặn.

  • Uống sữa ấm.

  • Ăn nhẹ một số thực phẩm gây buồn ngủ như chuối, bánh quy lúa mạch, súp bơ đậu phộng (Lưu ý ăn trước giờ đi ngủ 30 phút).
  • Giữ không gian ngủ sạch sẽ, yên tĩnh.
  • Nghe nhạc nhẹ thư giãn trước khi ngủ hoặc dùng tiếng ồn trắng.
  • Chọn chăn gối phù hợp, thông thoáng.
  • Xông tinh dầu (hoa oải hương, cúc la mã, sả chanh…).
  • Dùng trà thảo dược (trà tâm sen, cúc la mã, lạc tiên, hoa hòe…).
  • Nghĩ về những điều tích cực trước khi ngủ.
  • Xây dựng thói quen ngủ - dậy đúng giờ.

4. Người bị khó ngủ, mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì?

Các loại thực phẩm giúp cải thiện chứng khó ngủ, mất ngủ: Quả kiwi, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, thực phẩm giàu chất xơ, cá giàu axit béo omega-3, nước ép anh đào, sữa chua và sữa tươi, ngũ cốc nguyên hạt, chuối...

Các loại thực phẩm không nên ăn nếu bị khó ngủ, mất ngủ: Bia rượu, cà phê, món ăn chứa nhiều vitamin C, thực phẩm vị cay, thịt xông khói, trà nhân sâm, thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều nước (nếu ăn vào bữa tối), socola sữa...

5. Chữa trị chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc nên uống thuốc gì?

Khi đi khám bác sĩ, tùy theo từng trường hợp, bệnh khó ngủ, mất ngủ sẽ thường được kê các loại thuốc sau:

  • Thuốc bình thần (Bromazepam, Clonazepam, Diazepam, Rotunda…): Gây ngủ gần như ngay tức thì; Chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, không dùng quá 3 ngày; Tác dụng phụ làm suy giảm trí nhớ, phụ thuộc thuốc.
  • Thuốc ngủ (Zolpidem, Phenobarbital…): Tác dụng gây ngủ mạnh; Chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, không dùng quá 3 ngày; Tác dụng phụ làm nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, phụ thuộc thuốc.
  • Thuốc kháng histamin (Dimedrol, Clorpheniramin, Promethazine…): Gây ngủ mạnh; Áp dụng cho bệnh nhân mất ngủ do dị ứng, bệnh ngoài da; Tác dụng phụ gây mệt mỏi, khô miệng, khô mũi, ảnh hưởng trí não.
  • Thuốc an thần kinh mới (Amisulpride, Quetiapine, Olanzapine…): Gây ngủ mạnh; Chỉ định cho người bệnh bị mất ngủ do trầm cảm, lo âu lan tỏa, chán ăn tâm lý; Tác dụng phụ dễ tăng cân.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng (Mirtazapine, Clomipramine…): Không có tác dụng nhanh mà cần sử dụng kéo dài (khoảng 3-4 tuần); Thường chỉ định cho người bị khó ngủ, mất ngủ do trầm cảm, lo âu, đau do bệnh…; Tác dụng phụ gây đắng miệng, khô miệng, bí tiểu, táo bón.

Hầu hết các loại thuốc Tây chữa khó ngủ, mất ngủ đều chỉ mang lại giấc ngủ nhân tạo, có tính chất tạm thời, sau khi ngưng thuốc một thời gian ngắn sẽ tái phát. Trong khi đó, các loại thuốc này thường được khuyến cáo là không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài vì tác dụng phụ.

Vậy nên, đối với chứng khó ngủ, mất ngủ, chúng ta cần đến một giải pháp toàn diện hơn, hiệu quả, an toàn, lành tính, có thể chống tái phát và chi phí hợp lý.

6. Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương: Trả lại giấc ngủ ngon chỉ sau 7 ngày

Khó ngủ, mất ngủ dù là cấp hay mạn tính đều cần những giải pháp lâu dài song song với an toàn, lành tính. Mỗi giải pháp đều có mặt ưu – nhược riêng, quan trọng là nhu cầu của mỗi người và khả năng đáp ứng của mỗi phương pháp.

Ví dụ, nếu chỉ bị chứng khó ngủ tạm thời thì chỉ cần thay đổi một vài yếu tố sinh hoạt, môi trường, khi thấy tình trạng đã cải thiện thì không còn đáng lo ngại. Thế nhưng, với những trường hợp mất ngủ thường xuyên, kéo dài, mạn tính thì cần những phương pháp trực tiếp hơn, hiệu quả hơn, như sử dụng Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương, một sản phẩm chuyên dành cho những người bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Vì thiếu máu não mới là nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó ngủ, mất ngủ nên hướng điều trị hiệu quả nhất là tăng lưu lượng máu cung cấp cho não bộ, trong Đông y còn gọi là “hoạt huyết bổ não”. Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương tác động theo đúng cơ chế này, cụ thể là: Bổ huyết, hoạt huyết, an thần, từ đó giúp người bệnh dễ vào giấc ngủ, ngủ sâu, ngủ ngon, cơ thể được cung cấp đủ năng lượng.

Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương là giải pháp mang tính toàn diện, không chỉ có hiệu quả nhanh chóng (sau 5-7 ngày sử dụng người bệnh đã bắt đầu dễ ngủ và ngủ ngon hơn), mà còn an toàn, lành tính, duy trì ổn định nhịp thức – ngủ lâu dài, hạn chế bị mất ngủ tái phát. Với những người bị khó ngủ, mất ngủ cấp tính thể nhẹ chỉ cần uống một gói mỗi ngày, nếu mất ngủ kéo dài thì tăng lên thành hai gói.

Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương đặc biệt phù hợp với những người bị suy nhược thần kinh, người cao tuổi, người lao động trí óc căng thẳng, kể cả những người đã mất ngủ, khó ngủ kinh niên kéo dài nhiều năm, từng chữa nhiều bác sĩ, bệnh viện, lương y mà không có kết quả tốt.

Một số thông tin cơ bản về Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương:

  • Công thức thảo dược được kế thừa từ bài thuốc gốc của Ngự y mật phương (là bài thuốc chữa mất ngủ từng được ngự y xa xưa sử dụng trong cung cho bậc vua chúa quan lại).
  • Thảo dược 100% tự nhiên, không có tân dược, sử dụng không có tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài.
  • Sản xuất tại nhà máy tiêu chuẩn Đông y thế hệ 2 và tiêu chuẩn GMP-WHO.
  • Hình thức sản phẩm dạng viên nén, chia thành nhiều gói nhỏ, mỗi gói tương ứng một liều lượng sử dụng, uống trực tiếp không cần đun sắc thông thường.
  • Lời khuyên dược sĩ: Nên dùng ít nhất trong 3 tháng mỗi đợt để đạt hiệu quả cao nhất.

Gần như tất cả mọi người đều đã, đang hoặc sẽ mắc chứng khó ngủ, mất ngủ ở một số thời điểm trong đời. Kết quả báo cáo thống kê tại Mỹ cho thấy, có đến 30-40% người trưởng thành ở Mỹ ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm. Những người có thể ngủ đúng giờ và đủ giấc 6-7 tiếng cảm thấy đầy năng lượng và tỉnh táo sau khi tỉnh dậy. Giấc ngủ thực sự rất quan trọng đối với chúng ta.

thông tin tư vấn

Nhất Nhất 3
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại