Chủ nhật, 05/05/2024 | 14:15
RSS

Vật nghi mộ cổ ở sông Chu chỉ là khối đá tự nhiên

Thứ bảy, 10/06/2017, 11:15 (GMT+7)

Vật thể lạ phát hiện trên sông Chu được xác định chỉ là một khối đá tự nhiên chứ không phải là mộ cổ.

Lên quan đến vật thể lạ phát hiện trên sông Chu (đoạn qua xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuânn, tỉnh Thanh Hóa), Viện khảo cổ học Việt Nam đã có kết quả, vật thể tìm thấy chỉ là một loại đá tự nhiên bị sạt lở và trôi xuống Sông Chu.

Như đã đưa tin trước đó, ngày 10/5, văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, giữa dòng sông Chu tại khu vực giáp ranh xã Thọ Lập và Xuân Hòa (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) có một vật thể lạ, hình khối lớn nằm dưới lòng sông, cách mặt nước khoảng gần 2 mét, chiều rộng 2,2 mét.

Vật thể lạ phát hiện trên sông ChuVật thể lạ phát hiện trên sông Chu

Ngay sau đó Sở Văn hóa - thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có công văn đề nghị Viện khảo cổ học, thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp kiểm tra, nghiên cứu vật thể để làm rõ tính chính xác của các thông tin về địa điểm và các dấu hiệu có di tích văn hóa dưới nước của vật thể này.

Theo người dân thông tin thì rất có thể đây là dấu tích ngôi mộ cổ của Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần (vợ của Lê Lợi – Vua Lê Thái Tổ). Vị trí phát hiện vât thể lạ này ngay gần khu vực đền thờ Quốc mẫu Ngọc Trần ở thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Ngay sau khi nhận được văn bản, Viện khảo cổ học đã cử nhóm nghiên cứu cùng đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, UBND huyện Thọ Xuân đến khảo sát hiện trường khu vực lòng sông Chu để khảo sát, giám định vật thể này.

Vật thể lạ dưới sông

Vật thể lạ dưới sông chỉ là một khối đá tự nhiên

Kết quả khảo sát dưới nước ghi nhận ở giữa lòng sông Chu có một khối hộp không định hình, một mặt phẳng khá vuông vức, mỗi chiều rộng hơn 2m, phần còn lại của khối bị vùi lấp trong lớp cát đáy sông Chu.

Mẫu vật thu thập ở đây đã được phân tích thành phần thạch học là loài đá magma phun trào hình thành ở lớp vỏ trái đát. Đá có một thời gian dài nằm trên mặt đất tạo nên một lớp patin bề mặt khá dày. Loại đá này không thích hợp với các hoạt động chế tác của con người từ xưa đến nay.

Như vậy, ngành chức năng đã có kết quả nhận định, vật thể lạ dưới lòng sông chỉ là một loại đá tự nhiên.

Lê Duy
Theo Đời sống Plus/GĐVN