Chủ nhật, 19/01/2025 | 10:09
RSS

Uy lực đến 5.000 km nhưng tên lửa Triều Tiên đã đủ sức làm Mỹ khốn đốn?

Thứ năm, 06/07/2017, 19:08 (GMT+7)

Lầu Năm Góc đã chi hàng chục tỷ USD để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên hệ thống này chưa từng đánh chặn hay được thử nghiệm toàn diện với tên lửa Triều Tiên.

Triều Tiên ngày 4/7 tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên. Theo tuyên bố của Bình Nhưỡng, tên lửa này bay được chặng đường 933km, cao 2.802km và đã đánh trúng mục tiêu giả định ở vùng biển Nhật Bản

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis xác nhận, tên lửa Triều Tiên là tên lửa đạn đạo liên lục địa và tầm bắn thực tế có thể đạt hơn 5.500km. Điều này có nghĩa là Alaska của Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên.

Mặc dù nói rằng tên lửa Triều Tiên vừa phóng là loại hoàn toàn mới, quan chức này khẳng định: “Chúng tôi tin vào khả năng bảo vệ của mình trước các mối đe dọa hạn chế”. Ông Davis dẫn lại minh chứng tên lửa của Mỹ đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa mô phỏng từ Triều Tiên trong vụ thử nghiệm hồi tháng 5.

Lầu Năm Góc khẳng định có thể bảo vệ nước Mỹ trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên. Ảnh: CNN

Lầu Năm Góc khẳng định có thể bảo vệ nước Mỹ trước mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Ảnh: CNN

Tuy nhiên, sau vụ thử nghiệm thành công đó, vụ thử nghiệm tiếp theo vào tháng 6 của quân đội Mỹ lại thất bại. “Dù kết quả khác nhau nhưng chúng tôi cũng có khả năng đánh chặn hơn một lần”, ông Davis cho biết.

Lầu Năm Góc hiện sở hữu 36 tên lửa đánh chặn đặt trong hầm ngầm tại căn cứ quân sự ở Alaska và California, và dự kiến sẽ tăng số lượng lên 44 tên lửa vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, dù đã được phát triển trong nhiều năm qua, Lầu Năm Góc hiện vẫn lo ngại rằng hệ thống phòng thủ hiện tại sẽ không có đủ khả năng đánh chặn trước những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ tên lửa của Triều Tiên.

Tin tức Triều Tiên phóng tên lửa được đăng tải. Ảnh: AFP

Tin tức Triều Tiên phóng tên lửa được đăng tải. Ảnh: AFP

Trước lo ngại này, chính quyền Mỹ đã cân nhắc các biện pháp phòng vệ tên lửa khác, bao gồm phòng vệ ở “giai đoạn phóng”. Trong giai đoạn này, hệ thống sẽ tiêu diệt tên lửa của kẻ địch ngay sau khi nó được phóng, trước khi đầu đạn hạt nhân tách ra khỏi tên lửa. Ngoài ra, các chuyên gia còn đề nghị một chiến thuật khác là phát triển một máy bay có khả năng bay trong thời gian dài và được trang bị một laser ở trạng thái rắn để tiêu diệt tên lửa trong khi bay.

Trước đề xuất ngân sách năm 2018 của ông Trump sẽ cắt giảm 340 triệu USD từ chương trình phòng thủ tên lửa nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ Triều Tiên, Iran hay các nước khác. Tuy nhiên, những biện pháp kể trên có thể sẽ gây thêm sức ép lên ngân sách dành cho chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ.Những biện pháp này có thể sẽ gây thêm sức ép lên ngân sách dành cho chương trình phòng thủ tên lửa.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN