Trong khoang miệng thì tuyến nước bọt giữ vai trò trọng yếu vì thực hiện điều tiết hoạt động nhai nuốt trơn tru. Cơ quan này "lắng nghe" điều khiển từ hệ thần kinh thực vật để tăng hoặc giảm tiết nước bọt. Vì thế hiện tượng khô miệng xuất hiện khi hệ thần kinh chỉ định tuyến nước bọt giảm tiết.
Chứng khô miệng khiến vùng niêm mạc, họng bị khô và mất hoàn toàn vị giác. Người bị khô miệng thường với biểu hiện đắng miệng, khô nóng quanh miệng và họng từ đó gây cảm giác khát nước liên tục.
Người bị khô miệng liên tục sẽ có nguy cơ bị rát lưỡi, lở loét miệng, chảy máu, khô môi hoặc nứt da vùng góc miệng. Khi đó mọi hoạt động ăn uống, sinh hoạt hằng ngày chịu tác động nghiêm trọng.
Chứng khô miệng khiến vị giác của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Khô miệng khiến khu vực khoang miệng khó chịu do tuyến nước bọt bài tiết kém. Nhiều người mặc dù đã tăng cường lượng nước cho cơ thể nhưng vẫn xảy ra chứng khô miệng, những vấn đề này xảy ra do những lý do sau:
Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức là nhân tố điển hình gây nên hiện tượng đắng miệng, khô miệng dù uống nhiều nước. Lý do là bởi người bệnh thường ăn uống kém hay chán ăn, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và trong đó có vitamin B3, vitamin A hoặc niacin. Những loại vitamin này thường có vai trò duy trì độ ẩm cho da và niêm mạc.
Khi thiếu hụt những vitamin này thường làm cho niêm mạc miệng bị khô, gây ra khô miệng hoặc khô da. Ngoài ra, người suy nhược cơ thể có chế độ dinh dưỡng kém, làm suy giảm hoạt động của tuyến nước bọt, làm miệng khô và hơi thở có mùi.
Tiểu đường là một trong những lý do khiến tuyến nước bọt trong khoang miệng bị tác động lớn. Ngoài khô miệng thì người bệnh tiểu đường còn thêm các triệu chứng như: đi tiểu nhiều lần trong ngày, hay có cảm giác bị đói, người gầy yếu xanh xao…
Theo các chuyên gia, đường huyết tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường làm cho mạch máu chịu áp lực lớn. Khi đó lượng nước đào thải từ đường nước tiểu diễn ra liên tục gây ra trạng thái mất nước, uống nhiều nước vẫn khô miệng.
Người mắc bệnh tiểu đường dễ xuất hiện tình trạng khô miệng
Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do người bệnh uống thuốc trị dạ dày, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống co giật. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự bài tiết axit dịch vị nhưng chi phối đến lượng nước bọt bài tiết ra. Lâu dàn tuyến nước bọt không cung cấp đủ dễ gây ra hiện tượng khô miệng, miệng có mùi.
Khô miệng dù uống nhiều nước còn gặp ở những người bệnh ung thư sử dụng thuốc hóa trị để loại bỏ tế bào ung thư, thu hẹp khối u. Thuốc hóa trị có thể làm cô đặc nước bọt trong khoang miệng và làm cho niêm mạc miệng bị khô. Hiện tượng khô miệng sẽ biến mất sau khoảng thời gian 2 - 3 tuần khi người bệnh dừng sử dụng thuốc.
Viêm nha chu là hiện tượng có các ổ viêm hình thành ở tổ chức xung quanh răng. Người bệnh thường cảm thấy khô miệng kể cả khi đã uống đầy đủ nước. Tình trạng khô miệng diễn ra nhiều nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Nếu như không can thiệp sớm, tình trạng viêm có thể lan rộng nướu và răng, gây viêm nướu và sâu răng. Vì vậy, người bệnh nên giữ răng miệng sạch sẽ và dùng thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ để bệnh nhanh giảm.
Bệnh viêm nha chu là một trong những lý do gây khô miệng dù uống nhiều nước
Gan là bộ phận quan trọng đóng vai trò chuyển hóa và loại bỏ chất độc cho cơ thể. Khi cơ thể mắc bệnh gan sẽ làm cho chức năng của cơ quan này bị suy giảm khiến chất độc tồn đọng ở cơ thể. Bạn dễ dàng nhận thấy cơ thể uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, miệng đắng hoặc có mùi khó chịu.
Ngoài khô miệng, người mắc bệnh gan còn có triệu chứng da vàng, người xanh xao, nổi mẩn đỏ, buồn nôn, người mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu… Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh lý về gan thường rất khó khăn do trong giai đoạn đầu, các triệu chứng thường khá mờ nhạt. Đa số người bệnh phát hiện bệnh vào giai đoạn muộn, khi các biểu hiện đã nặng và trở nên rầm rộ gây khó khăn rất lớn trong điều trị.
Nếu nồng độ canxi trong máu vượt ngưỡng cho phép có thể là hậu quả của bệnh cường giáp, bệnh lao, ung thư phổi, u hạt…
Người bệnh tăng canxi huyết thường có đi tiểu nhiều lần trong ngày để loại bỏ canxi thông qua nước tiểu nhằm đưa mức canxi huyết về trạng thái bình thường. Do vậy người bệnh có lượng canxi trong máu cao thường có triệu chứng khô miệng, có thể đi kèm với tim đập nhanh, đau bụng, trầm cảm, lú lẫn.
Cường giáp là bệnh lý diễn ra sự tăng chuyển hóa cường độ mạnh và tăng sản xuất các loại hormone tuyến giáp. Cường giáp dẫn tới các tổn thương lớn trên cơ thể như: lồi mắt, tim đập nhanh, mồ hôi ra nhiều, đánh trống ngực.
Người bệnh cường giáp thường dễ mất nước do tình trạng tăng tiết mồ hôi (cơ thể sinh nhiệt nhanh), tiêu chảy nhiều. Lúc này niêm mạc miệng thiếu đi độ ẩm và dù bạn uống nhiều nước vẫn khô miệng bình thường.
Chứng bệnh cường giáp khiến cơ thể khô miệng dù uống nhiều nước
Bên cạnh các nguyên nhân trên, hiện tượng khô miệng dù vẫn uống nhiều nước có thể là do các yếu tố khác gây nên như:
Uống nhiều nước vẫn khô miệng bắt nguồn từ các nhân tố chủ quan và khách quan. Vì thế trong thời điểm đó, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp điều trị dưới đây:
Nếu thủ phạm gây ra tình trạng khô miệng là do các bệnh lý thì người bệnh nên điều trị các vấn đề về sức khỏe trước tiên. Cụ thể như:
Điều trị hội chứng suy nhược cơ thể
Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là tình trạng phổ biến ở những người suy nhược cơ thể. Đây cũng là bệnh lý có tỷ lệ mắc khá cao trong dân số nhưng thường người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời khiến cho tình trạng suy nhược cơ thể diễn ra nghiêm trọng.
Do vậy, muốn cải thiện được tình trạng khô miệng trong những trường hợp này thì trước hết cần điều trị suy nhược cơ thể. Theo nghiên cứu của các bậc Ngự Y (người chăm sóc cho Vua Chúa thời xưa) thì nguyên nhân cốt yếu gây bệnh đó là cơ địa.
Ở những người có cơ địa suy yếu, cơ thể rất dễ chịu tổn thương và suy nhược dù là bạn có ăn uống hay làm việc bình thường. Vì vậy, phải tác động vào cơ địa mới có thể giúp giải quyết được tình trạng suy nhược cơ thể và đẩy lùi được triệu chứng khô miệng.
Tuy nhiên, để tìm được một sản phẩm cải thiện được cơ địa cho người bị suy nhược cơ thể trên thị trường giống như “mò kim đáy biển”. Đa số các sản phẩm chỉ tập trung vào cải thiện triệu chứng, không điều trị gốc bệnh dẫn đến bệnh nhanh tái phát trở lại.
Khác biệt với tất cả sản phẩm hiện có trên thị trường, Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 là sản phẩm duy nhất tác động được vào cơ địa. Từ đó cải thiện và thay đổi cơ địa giúp khắc phục nguyên nhân gây suy nhược cơ thể và hạn chế tái phát.
Ngoài ra, Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 còn có tác dụng tái lập cân bằng âm dương, bồi bổ và khôi phục chức năng các tạng phủ trở về bình thường, giúp người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hơn và hồi phục sức khỏe tốt hơn.
Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO, được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.
Đây là sản phẩm có chất lượng cao, được nhiều chuyên gia và người bệnh tin dùng để cải thiện thể trạng, giảm khô miệng do suy nhược cơ thể.
Điều trị các bệnh lý khác
Người mắc bệnh tiểu đường, viêm nha chu, cường giáp, ung thư, thiếu máu, hội chứng Sjogren, bệnh về gan… nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám để xác định rõ mức độ bệnh và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
Ví dụ về một số loại thuốc điều trị bệnh lý gây ra hiện tượng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng như sau:
Người bị tiểu đường nên dùng thuốc điều trị đặc hiệu
Đây là biện pháp đơn giản mà hiệu quả trong việc kích thích tuyến nước bọt tăng tiết nước bọt để tránh khô miệng. Theo các thống kê, hoạt động nhai kẹo cao su thúc đẩy hoạt động của tuyến nước bọt tăng gấp 10 lần. Lúc đó niêm mạc miệng duy trì được độ ẩm cần thiết và hạn chế các bệnh về răng miệng, giảm tình trạng miệng hôi.
Thói quen thở bằng miệng do tắc ngạt mũi hoặc há miệng quá nhiều khi cười nói (hoặc khi ngủ) khiến bạn dù uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng. Do đó từ bỏ các thói quen không thở miệng hoặc há miệng quá nhiều cũng là biện pháp giữ cho khoang miệng không bị mất độ ẩm và phòng ngừa khô miệng.
Giữ vệ sinh răng miệng là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện hiện tượng uống nhiều nước mà vẫn khô miệng và tránh sự phát tán của vi khuẩn. Bạn nên áp dụng thường xuyên và nghiêm ngặt các biện pháp như sau:
Người bệnh nên vệ sinh răng miệng đúng cách
Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng có thể khắc phục thông qua chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học. Bạn có thể tham khảo cách xây dựng thực đơn để giảm bớt khô miệng như:
Kể cả là khi tình trạng khô miệng đã được cải thiện thì bạn vẫn nên uống đầy đủ nước mỗi ngày. Hàng ngày, bạn nên bổ sung từ 2 - 2.5 lít nước, uống nhiều lần dù không khát và mỗi lần uống vài ngụm nhỏ. Điều này giúp điều tiết nền nhiệt trong khu vực khoang miệng.
Đừng nghĩ việc uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là chuyện nhỏ vì đây là cảnh báo của nhiều bệnh lý. Ngay khi phát hiện tình trạng này, bạn nên đi thăm khám tại các cơ y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và hướng điều trị. Mong rằng bạn sẽ sớm hết khô miệng và có sức khỏe tốt nhé.