Khô miệng là hiện tượng tuyến nước bọt không hoạt động khiến cho bề mặt của khoang miệng cảm thấy bị khô. Hiện tượng này tác động trực tiếp tới răng miệng mà còn chi phối sức khỏe tổng thể. Theo các chuyên gia, yếu tố gây ra dấu hiệu khô miệng được xác định do:
Căn cứ vào các nguyên nhân gây ra bệnh mà mọi người có thể lựa chọn cách chữa trị thích hợp. Nếu khô miệng tạm thời ở mức độ nhẹ, không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thì áp dụng mẹo vặt chữa khô miệng ngay tại nhà.
Cách chữa khô miệng tại nhà dễ thực hiện, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian. Vì thế nếu miệng có dấu hiệu khô, khó chịu hãy vận dụng những mẹo nhỏ dưới đây:
Nếu cảm thấy miệng quá khô thì hãy ghi nhớ việc bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày khoảng 2 lít để làm dịu cảm giác khô miệng. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp duy trì độ ẩm trong khoang miệng để hạn chế các bệnh lý về răng miệng. Bên cạnh nước lọc sử dụng hàng ngày thì bạn có thể dùng nước ép trái cây, sữa hoặc nước canh.
Một trong những mẹo vặt chữa khô miệng được áp dụng đó là dùng thải dược tự nhiên. Đây là biện pháp an toàn, không gây ra tác dụng phụ và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Chúng tôi xin gợi ý cho bạn về một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng thúc đẩy hoạt động bài tiết của tuyến nước bọt, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và hạn chế tình trạng hôi miệng như: gừng, ớt ngọt, nha đam, rễ cây thục quỳ…
Vệ sinh răng miệng là biện pháp quan trọng để ngăn không cho tình trạng khô miệng diễn biến trầm trọng. Để bảo vệ khoang miệng và hàm răng chắc khỏe bạn nên tuân thủ các cách dưới đây:
Phản xạ ăn nhai sẽ giúp kích thích tuyến nước bài tiết ra nhiều nước bọt để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, bạn có thể áp dụng biện pháp nhai kẹo cao su để giảm tình trạng khô miệng mà vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe (do không chứa đường).
Ngoài ra, việc nhai kẹo cao su còn ngăn chặn mảng bám hình thành, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cótrong khoang miệng. Khi đó độ pH trong khoang miệng ổn định tạo điều kiện để niêm mạc miệng khỏe mạnh.
Thời tiết khô hanh, nhiệt độ thấp có thể làm tăng nguy cơ bị khô miệng. Nếu bạn đang bị khô miệng vì thời tiết thì có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong không khí. Mẹo vặt chữa khô miệng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm giúp da và niêm mạc miệng không bị mất nước để chống lại với điều kiện thời tiết.
Nếu mức độ khô miệng diễn ra rất nghiêm trọng và đã thử nhiều cách mà tình trạng khô miệng vẫn tái diễn thì bạn có thể cân nhắc sản phẩm thay thế nước bọt, hay còn được gọi là nước bọt nhân tạo.
Nước bọt nhân tạo được bào chế ở dạng gel, xịt, viên tan hoặc nước súc miệng. Thành phần chính có trong sản phẩm thay thế nước bọt thường là hydroxyethyl cellulose, hydroxymethyl cellulose.
Đồ uống có chứa cồn hoặc caffeine như: rượu bia, nước chè, trà đặc đều có thể gây mất nước và làm cho niêm mạc miệng ngày càng bị khô hơn.
Ngoài ra, đồ uống có cồn còn là thủ phạm gây ra sự mất cân bằng giữa vi sinh vật có lợi và có hại trong khoang miệng, khiến cho nhiều loại vi khuẩn có hại sinh sôi và gây bệnh răng miệng.
Vì vậy, một trong những mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà là loại bỏ chất cồn, cafeine để bảo vệ niêm mạc miệng. Khi tránh xa loại đồ uống này giúp hạn chế hiện tượng mất nước có trong khoang miệng và ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng.
Nhiều trường hợp bị tắc nghẹt mũi phải thở bằng miệng, hoặc có thói quen thở bằng đường miệng thì cũng có thể gây ra tình trạng khô miệng.
Khô miệng là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, răng xỉn màu. Do đó trong trường hợp bị nghẹt mũi thì bạn cần thông tắc mũi và tập thở bằng đường mũi để tránh cho niêm mạc miệng bị khô.
Ăn nhiều món ăn với vị cay, ngọt, mặn là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khô miệng. Việc này khiến cho lượng nước bọt có trong khoang miệng không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu hóa các loại món ăn này.
Vì thế, mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà đó là tập thói quen ăn nhạt và hạn chế sử dụng các loại gia vị trong chế biến món ăn. Ban đầu bạn có thể chưa quen thế nhưng đây là thói quen rất tốt cho sức khỏe và cần được duy trì thường xuyên.
Như đã đề cập ở trên, khô miệng có thể là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh lý và cảm thấy khô miệng mặc dù đã uống đủ nước hoặc không bị yếu tố nguy cơ nào tác động, thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để thay đổi thuốc.
Việc thay đổi thuốc điều trị cần phải được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc, hướng dẫn. Người bệnh tuyệt đối không tự ý đổi thuốc vì có thể gây hại cho sức khỏe và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cách chữa khô miệng tại nhà mang đến chuyển biến tích cực và tránh tình trạng mất nước ở miệng. Tuy nhiên khi vận dụng các biện pháp này bạn nên chú ý đến các vấn đề sau:
Hy vọng những mẹo vặt chữa khô miệng giúp người bệnh đẩy lùi cảm giác khó chịu trong khoang miệng và phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng. Khi vận dụng cách chữa khô miệng tại nhà cần tuân thủ theo quy trình để đem lại kết quả điều trị tốt nhất.