Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:39
RSS

Tử Cấm Thành được thiết kế và thi công bởi một người gốc Việt ?

Thứ hai, 30/10/2017, 19:45 (GMT+7)

Ít ai biết, Tử Cấm Thành, hoàng cung rộng lớn nhất trên thế giới, niềm tự hào của người Trung Hoa được thiết kế và chỉ huy xây dựng bởi một kiến trúc sư gốc Việt.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc người góp công lớn cho sự ra đời của Tử Cấm Thành, một trong những hoàng cung rộng lớn nhất trên thế giới là một người gốc Việt có tên là Nguyễn An.

Nguyễn An (1381 – 1453) vốn là người Hà Đông còn được gọi là A Lưu ( theo cách gọi của người Trung Quốc). Từ thưở nhỏ ông đã nổi tiếng khắp vùng với tài hoa và đôi tay khéo léo, tính tình chính trực.

Ông cũng từng tham gia xây dựng các công trình cung điện tuyệt tác nhà Trần (dưới đời vua Trần Thuận Tông) năm 1397, khi ấy ông mới tròn 16 tuổi.

Minh sử ghi lại, vào tháng 12 năm Bính Tuất (1406), nhà Minh mang danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ" xâm lược nước ta. Cha con Hồ Quý Ly lên ngôi không được lòng dân nên liên tiếp thua trận.

Năm 1407, nhà Hồ thất thủ, cha con Hồ Quý Ly bị bắt và mang về phương Bắc, nước Đại Việt chính thức bước vào một thời kì đô hộ của triều Minh, Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại: 

"Người Minh lùng tìm những người ẩn dật ở rừng núi, người có tài có đức, thông minh chính trực, giỏi giang xuất chúng, thông kinh giỏi văn, học rộng có tài, quen thuộc việc quan, chữ đẹp tính giỏi, nói năng hoạt bát, hiếu để lực điền, tướng mạo khôi ngô, khỏe mạnh dũng cảm, quen nghề đi biển, khéo các nghề nung gạch, làm hương... lục tục đưa dần bản thân họ về Kim Lăng”.

Tử Cấm Thành- biểu tượng của đất nước Trung Hoa

Tử Cấm Thành- biểu tượng của đất nước Trung Hoa . Ảnh minh họa

Nguyễn An cũng như nhiều thanh niên tráng kiệt và những tài năng ưu tú, tài giỏi, văn hay chữ tốt khác đều khác bị bắt đưa về Trung Quốc. Sau đó, ông được chọn làm thái giám để phục vụ trong cung điện nhà Minh.

Thời gian Nguyễn An bị bắt sang Trung Quốc là thời điểm Minh Thành Tổ lên trị vì và đang gấp rút cho xây dựng một kinh đô mới ở Bắc Bình, nay là Bắc Kinh.

Biết Nguyễn An là người công minh chính trực, lại có tài thiết kế, vua Minh đã cho Nguyễn An là tổng công trình sư, chịu trách nhiệm thiết kế, quán sát, đôn đốc xây dựng cung đình.

Quá trình thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian và tiền của. Bản thân Nguyễn An cũng liên tục chịu sức ép mạnh mẽ từ một vị hoàng đế độc đoán, tham vọng.

Truyền thuyết kể rằng, khi xây dựng tòa thành đặt tại bốn góc Tử Cấm Thành, Nguyễn An đã trình hết bản thiết kế này tới bản thiết kế khác nhưng vẫn không được Chu Nguyên Chương hài lòng.

Minh Thành Tổ đã ra lệnh nếu Nguyễn An không thể đưa ra bản thiết kế khiến hắn vừa ý, ngày mai đầu vị kiến trúc sư này sẽ lìa khỏi cổ. 

Tuyệt vọng, Nguyễn An đã làm việc suốt đêm đó. Cuối cùng, ông chợt nảy ra ý định sẽ thiết kế ra tòa thành có mái xếp tầng tầng lớp lớp, dựa trên quan sát chiếc lồng nuôi dế ông đang nuôi. Và đến nay, tòa thành đó được coi như biểu tượng đặc trưng của người Trung Hoa- Tử Cấm Thành.

Từ cách sắp xếp, bố cục, từ tên gọi mỗi điện cung, cho tới từng chi tiết như màu sắc, họa tiết, trang trí… có thể thấy, Tử Cấm Thành quả thực không chỉ là công trình kỳ vĩ bậc nhất, mà còn là tinh hoa của văn hóa Đông phương, như: kính Trời, trọng Đạo, Thiên-Nhân hợp nhất, và Âm-Dương hòa hợp.

Tài năng của Nguyễn An đã được nhiều sử gia đời Minh và các nhà nghiên cứu sử học trên thế giới đánh giá rất cao và hết lời ca ngợi. Thậm chí, các vị vua triều Minh đều xem ông như một bậc “kỳ nhân”, tin tưởng và trọng dụng ông trong mỗi lần trùng tu, sửa chữa, và tái thiết Tử Cấm Thành.

Nhiều sử sách Trung Quốc như “Hoàng Minh thông kỷ”, “Anh Tông chính thống thực lục”, hay “Kinh kỳ ký thắng” và “Thủy Động nhật ký”,… đều ghi nhận công lao to lớn của Nguyễn An khi đề cập tới Tử Cấm Thành.


Phim tài liệu - Cố Cung. Nguồn: Thiên tâm

Nam Phong
Theo Đời sống Plus/GĐVN