Bao Công là nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, tên thật là Bao Chửng. Ông sinh năm 999 và mất năm 1062 (đời Tống Nhân Tông), tự Hy Nhân. Ông còn được biết đến bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ....
Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong, ở phủ Khai Phong xử án chỉ có 1 năm, thời gian còn lại, Bao Công thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài.
Năm 1062, Bao Công ông lâm bệnh nặng và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi.
Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làm Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Ngài còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng tại quê nhà.
Theo các tài liệu trong sử Trung Hoa thì ở phía tây nam, huyện Củng, tỉnh Hà Nam có 9 ngôi mộ của các hoàng đế nhà Tống được gọi là “Tống lăng ở Củng huyện”, là một di tích nổi tiếng, và trong khu di tích này có lưu giữ phần mộ Bao Công.
Theo đó, gần lăng Vĩnh Định của Tống Chân Tông, có một ngôi mộ tròn được mọi người kháo nhau đó chính là mộ Bao Công. Do được ân sủng nên mộ được xây cao tới 5 mét.
Lăng mộ Bao Công được khai quật ở Hợp Phì. Ảnh: Internet
Trong một bức ảnh về “Đệ tử chùa Thiếu Lâm”, người ta ghi lại việc hai chị em Hồng Gia Ban bị bọn ác bá truy bức chạy đến gần nơi mộ của Bao Công, trên mộ còn ghi rõ dòng chữ: “Mộ Thừa tướng Hiếu Túc Bao Công”, khiến cho người đời sau càng thêm tin tưởng đây chính là mộ phần của vị quan thanh liêm nổi tiếng thời Tống.
Tuy vậy, các nhà khảo cổ mới đây nhất lại đưa ra cái nhìn khác về lăng mộ của Bao Thanh Thiên. Theo đó, mộ Bao Công và vợ là Đổng Thi, mộ con trai trưởng của ông là Bao Ý và vợ, con trai thứ là Bao Thụ và vợ, mộ của cháu ông là Bao Vĩnh, 10 năm trước đây đã được khai quật ở xóm Song Vu, làng Đại Hưng, ngoại ô thị trấn Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Theo đó, ngôi mộ được đào lên bên bờ sông Phì Thủy hé lộ thêm thân thế của Bao Công thuở sinh thời, bổ sung và sửa những điều sai trái ghi chép về ông trước đó trong sử sách.
Vụ khai quật còn lưu được nhiều cổ vật rất quý từ đó có thể tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa, chính trị, kinh tế các triều đại Tống.
Tuy nhiên theo sử sách, Năm Thuận Trị triều Thanh và những năm sau này trong “Hà Nam thông chí” mộ Bao Công ở ở phía tây nam, huyện Củng, tỉnh Hà Nam, lưu truyền dai dẳng hàng năm, sáu trăm năm.
Hiện nay nhiều người còn nghi vấn: “Việc tu sửa mộ Bao Công ở Củng huyện vào lúc nào? Tại sao lại xây mộ Bao Công ở đây? Trong đó chôn cất gì? Ngôi mộ ở Củng huyện và mộ ở Hợp Phì có quan hệ ra sao?”. Những điều này còn chưa được giải đáp.
Bao Công có 2 mộ đang còn là chuyện “sai, đúng nghìn năm”. Nhưng mộ Bao Công cao và to ở huyện Củng (Tống lăng); mộ Bao Công ở Hợp Phì giả thực là ngôi nào xem ra vẫn còn là điều bí ẩn.
Bao Công giả Bao Công thật. Nguồn: Quỳnh Nhi Nguyễn