Thứ tư, 24/04/2024 | 02:33
RSS

Sự thật bất ngờ về nhân vật Bao Công trong Bao Thanh Thiên

Thứ hai, 30/10/2017, 06:45 (GMT+7)

Nhân vật Bao Công ngoài đời thực khác khá nhiều so với Bao Thanh Thiên trong phim ảnh.

Trong phim Bao Thanh Niên phiên bản Đài Loan 1986, nhân vật Bao Công là vị quan thanh liêm của phủ Khai Phong, có khuôn mặt đen và trên trán có vầng trăng. Ông là Văn Khúc Tinh Quân giáng trần, ban ngày xử án dương gian, ban đêm xử án âm phủ.

Được sự giúp đỡ của đại hiệp Triển Chiêu, quân sư Công Tôn Sách cùng bộ tứ Vương Triều Mã Hán, Trương Long Triệu Hổ, ông từng xử hàng trăm vụ án lớn nhỏ trong dân gian, đòi lại công bằng cho bách tính, đồng thời cho chém đầu rất nhiều gian thần, hoàng thân quốc thích thời bấy giờ.

Theo chính sử Trung Quốc Bao Công là nhân vật có thật trong lịch sử, tên thật là Bao Chửng. Ông sinh năm 999 và mất năm 1062 (đời Tống Nhân Tông), tự Hy Nhân. Ông còn được biết đến bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ....

Nhật vật Bao Công có thật trong lịch sử Trung Quốc

Nhật vật Bao Công có thật trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa

Tuy vậy, theo chính sử Trung Quốc, nhân vật Bao Công ngoài đời thực khác khá xa trong phim ảnh.

Thực tế, khuôn mặt Bao Công không hề đen và cũng không có vầng trăng trên trán. Sở dĩ phim ảnh chúng ta thấy mặt Bao Công đen là do ảnh hưởng của Kinh Kịch, hát tuồng.

Trong nghệ thuật Kinh Kịch phải vẽ mặt nạ, mặt trắng là đại diện cho tiểu nhân, kẻ gian; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Bao Công là đại diện của Công Lý đo đó trên phim ảnh Bao Công được khắc họa với khuôn mặt đen.

Cũng theo phim ảnh và tiểu thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh Quân trên trời giáng phàm, nên ban ngày xử án ở dương gian, ban đêm xử án ở âm ty, vầng trăng trên trán chính là để Bao Công ban đêm có thể xử án của oan hồn dưới âm phủ.

Trong phim Bao Thanh Thiên, Bao Công không có vợ con, ông bị cha mẹ bỏ bỏ rơi vì sinh ra với khuôn mặt đen và được chị dâu nuôi nấng. Tuy vậy, ngoài đời thực, Bao Công sống với cha mẹ và cực kỳ có hiếu với bà. Ông cũng có 1 vợ họ Đổng và 1 thiếp họ Tôn. Ông có con trai và con dâu họ Thôi, chứ không phải sống một mình như trong phim ảnh miêu tả.

Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong, ở phủ Khai Phong xử án chỉ có 1 năm, thời gian còn lại, Bao Công thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài chứ không đóng đinh với vị trị phủ doãn phủ Khai Phong như trong phim ảnh.

Cũng theo chính sử, đúng là có Ngự tiền thị vệ tứ phẩm đới đao hộ vệ Triển Chiêu bảo vệ cho Bao Công nhưng kiểm tra các sử sách thì không có tên của Công Tôn Sách và bộ tứ Vương Triều Mã Hán, Trương Long Triệu Hổ giúp việc cho Bao Công. Do đó, rất có thể những nhân vật này là do hư cấu.

Năm 1062, Bao Công ông lâm bệnh nặng và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi.

Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làm Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Ngài còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng tại quê nhà.

Triển Chiêu tiêu diệt Lão Lão trích đoạn phim Bao Thanh Thiên. Nguồn: Đoạn phim hay

Nam Phong
Theo Đời sống Plus/GĐVN