Tin tức trong ngày 22/7, nhằm phục vụ người dân đi lại an toàn và thuận tiện trong có dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và trong năm. UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo Sở GTVT Hà Nội phối hợp với liên ngành tập trung xử lý từ 8 đến 10 điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông
Trong danh sách các điểm ùn tắc có một số quận có số điểm ùn tắc nhiều như: Hoàng Mai, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy..10 điểm đen xảy ra tai nạn giao thông nằm tại các quận huyện, gồm Thường tín: 6 điểm; Sóc Sơn 3 điểm; Sơn Tây 2 điểm; Phúc Thọ 1 điểm; Đống Đa 1 điểm…
Xử lý từ 8 đến 10 điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội
Theo đó, Sở GTVT cần bố trí phân luồng chống ùn tắc giao thông tại các nút giao thông trọng điểm, các tuyến ra vào nội đô, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các sự kiện chính trị quan trọng và các khung giờ cao điểm.
Tại các nút giao quan trọng, điểm đen giao thông, lực lượng chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Nghị định 100 của Chính phủ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông…
Ngày 22/7, ông Nguyễn Thanh Lâm - phó chủ tịch UBND huyện Châu Phú, An Giang - cho biết khu vực bờ tây sông Hậu, xã Vĩnh Thạnh Trung tiếp tục sạt lở mạnh và diễn biến phức tạp. Tổng phạm vi sạt lở 2 lần dài khoảng 300m, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến 44 nhà dân. Địa phương đã di dời 25 hộ dân vào khu dân cư kênh 3, xã Mỹ Phú.
Trước đó, ngày 3 và 20/7, sạt lở tiếp tục lan rộng ở bờ sông Hậu, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú. Tổng chiều dài sau 2 lần sạt lở khoảng 170m. Vết sạt dạng hàm ếch ăn sâu vào đất liền khoảng 7m và cách quốc lộ hiện hữu khoảng 80m.
Tình trạng sạt lở ở bờ tây sông Hậu
Còn tại khu vực bắc kênh 10 Châu Phú (đoạn từ quốc lộ 91 vào 1,5km) thuộc ấp Thạnh An, xã Vĩnh Thạnh Trung tiếp tục sạt lở bờ kênh dài khoảng 25m, ăn sâu vào đất liền khoảng 4m đến sát cổng nhà dân. Vết nứt sạt lở có dấu hiệu mở rộng về phía trong với chiều dài khoảng 40m, có nguy cơ tiếp tục sạt lở trong thời gian tới.
Nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng sạt lở này được xác định là do biên độ triều lên xuống, mái dốc giữa bờ sông và bờ kênh thẳng đứng, nền đất yếu, cộng với mưa lớn kéo dài làm mất ổn định nền, gây sạt lở.
UBND Hà Nội vừa phê duyệt dự án sửa chữa các chuồng thú và đường dạo trong Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố. Việc này nhằm chống xuống cấp công trình, đảm bảo mỹ quan chung của công viên, phục vụ tốt các nhu cầu vui chơi, giải trí đảm bảo an toàn cho nhân dân và các du khách.
Các hạng mục sửa chữa gồm: Chỉnh trang toàn bộ hàng rào lưới thép kết hợp kính cường lực rộng gần 500 m2 cho cả khu chuồng, mở rộng chuồng hà mã thêm khoảng 300 m2 và xây bể tắm và hệ thống cấp nước tắm theo mùa cho hà mã.
Hà Nội lên kế hoạch cải tạo công viên Thủ Lệ
Bên cạnh đó, diện tích các khu chuồng khác được mở rộng thêm 200 m2, tạo các chuồng chim bán tự nhiên, xây dựng cầu đi bộ Khu vườn hươu nai, mở rộng đường dạo trên đảo (lên khoảng 4.500 m2) và sửa chữa chuồng khỉ.
Vườn thú Hà Nội nằm trong khuôn viên Công viên Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, với diện tích 18,7 ha, trong đó 8,8 ha là hồ nước. Được thành lập năm 1976, Vườn thú Hà Nội đang chăm sóc, trưng bày trên 500 cá thể động vật thuộc 76 loài. Với nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam như công, gà lôi lam mào trắng, gà lôi vằn, vượn đen má trắng, hổ Đông Dương, beo lửa, báo gấm, dấu ngựa, voi Châu Á, hoẵng…