Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm dạ dày HP hiệu quả
Viêm dạ dày HP là gì?
Viêm dạ dày HP là tình trạng dạ dày bị vi khuẩn HP xâm nhập, tấn công tế bào bảo vệ niêm mạc, gây ra vết viêm loét trong dạ dày, lâu ngày có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hoặc nặng hơn là ung thư dạ dày.
Thông thường, khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh sẽ không có các biểu hiện gì đặc biệt, cho đến khi vi khuẩn HP xâm nhập, gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày thì người bệnh mới cảm thấy đau hoặc khó chịu vùng thượng vị, trướng bụng, đầy hơi, chán ăn, ăn nhanh no, buồn nôn, đại tiện phân có màu đen.
Lúc này, thực hiện các phương pháp xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm kháng nguyên trong phân, thực hiện sinh thiết dạ dày… khả năng cao sẽ cho ra kết quả viêm dạ dày H.pylori dương tính.
Vi khuẩn HP là một trong những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm có thể lây lan nhanh, xâm nhiễm và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày, trong khi hầu hết các loại vi khuẩn khác bị tiêu diệt bởi dịch vị acid dạ dày. Với khả năng sống dai dẳng, nó có thể xâm nhập và qua mặt được hệ thống miễn dịch nên việc loại trừ vi khuẩn HP trở nên khó khăn.
Vi khuẩn HP tấn công niêm mạc gây ra viêm loét dạ dày
Cơ chế xâm nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn HP
Nhờ hoạt động của các tiêu mao và cấu trúc hình xoắn, vi khuẩn HP dễ dàng di chuyển qua lớp màng nhầy bảo vệ và tấn công lớp niêm mạc dạ dày, thông qua cơ chế:
Cơ chế xâm nhiễm của vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn khó bị tiêu diệt nhất bởi nó nằm trong lớp màng nhày bao phủ niêm mạc dạ dày. Ở khu vực này thuốc thường khó tác động tới hoặc chỉ tác động được một phần nhỏ, không đủ để tiêu diệt vi khuẩn HP. Để điều trị Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hiệu quả, người bệnh thường được chỉ định phối hợp các loại thuốc với nhau.
Các nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gồm:
Các loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt HP gồm: Amoxicillin, Clarithromycin, Furazolidone, Metronidazole, Levofloxacin, Rifabutin, Tinidazole, Tetracycline… Tuy nhiên, thuốc kháng sinh cần phải ở dạ dày càng lâu thì mới có khả năng loại bỏ vi khuẩn HP và thường phải dùng kết hợp với các nhóm thuốc khác để cộng hưởng tăng hiệu lực.
Thuốc PPI có công dụng mạnh và hiệu quả cao khi kết hợp với thuốc khác sinh, và thường được sử dụng nhiều trong các phác đồ điều trị diệt trừ HP.
Thuốc PPI có tác dụng hiệp đồng với các thuốc kháng sinh giúp ức chế toan mạnh thông qua cơ chế thể dịch và thời gian bán hủy chậm khiến HP từ dạng xoắn khuẩn thể hoạt động sang dạng cầu khuẩn ngừng hoạt động, đồng thời làm giảm tiết chế acid, giảm thể dích dịch vị. Đây cũng là nhóm thuốc mạnh nhất, thường được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn trong phác đồ điều trị.
Thuốc có tác dụng ức chế tiết acid chọn lọc trên các thụ thể H2 ở màng đáy của tế bào thành dạ dày. Tuy nhiên loại thuốc này giúp làm giảm tiết chế acid của dạ dày kém hơn so với thuốc ức chế bơm proton. Một số loại thuốc kháng thụ thể H2 là cimetidine, famotidine, nizatidine...
Thuốc Bismuth có thể được sử dụng kết hợp với kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP. Một số loại thuốc có thể kể đến là Bismuth Subsalicylate (BSS), Colloidal Bismuth Subcitrate (CBS- Biệt dược là Trymo), Tripotasium Dicitrate Bismuth (TDB- biệt dược là Denol), Ranitidin- Bismuth- Citrade (TBC)
Điều trị viêm dạ dày HP thường phối hợp nhiều loại thuốc
Thông thường, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc uống trong khoảng 2-4 tuần để loại bỏ vi khuẩn HP và làm lành các tổn thương viêm loét do HP gây ra. Thời gian uống thuốc có thể dài hơn tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ để góp phần điều trị HP thành công. Đặc biệt, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không hút thuốc lá và không uống rượu bia, uống thuốc kháng sinh ngay say bữa ăn và uống thuốc ức chế bơm proton trước bữa ăn 1 tiếng. Nếu như bệnh nhân không thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ, tỷ lệ diệt trừ thành công vi khuẩn HP có thể giảm tới 20% so với những bệnh nhân thực hiện đúng, và gây ra tình trạng kháng kháng sinh, khiến những lần điều trị tiếp trở nên khó khăn hơn.
Tuân thủ theo phác đồ điều trị sẽ giúp bệnh sớm khỏi
Kết hợp Đông - Tây y trong điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP
Một trong những xu hướng điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP được nhiều chuyên gia và người bệnh ủng hộ đó chính là kết hợp Đông - Tây y trong quá trình điều trị.
Khi sử dụng kết hợp thuốc Đông y, đặc biệt là thuốc Dạ dày Đông y thế hệ 2, hiệu quả điều trị sẽ được gia tăng, thời gian điều trị bệnh rút ngắn hơn, sớm loại bỏ vi khuẩn HP, làm lành nhanh vết loét, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm nguy cơ kháng thuốc, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng của niêm mạc dạ dày.
Hiện thuốc Dạ dày Đông y thế hệ 2 bào chế dạng viên nén tiện dụng hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh có thể dễ dàng mua sản phẩm tại các nhà thuốc trên toàn quốc để kết hợp điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP nhanh chóng, phòng ngừa tái phát bệnh.
THUỐC DẠ DÀY NHẤT NHẤTNguồn gốc thảo dược
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0503/14/QLD-TT Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/thuoc-da-day-nhat-nhat.html |