Có nhiều phương pháp kiểm tra nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn lây nhiễm vào dạ dày và phần đầu tiên của ruột non còn gọi là tá tràng, gây tổn thương các mô, làm xung huyết, viêm, thậm chí loét dạ dày, tá tràng.
HP tấn công vào lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, tạo ra một loại enzyme gọi là urease. Enzyme này có tác dụng trung hòa acid dày tạo môi trường thuận lợi để HP có thể tồn tại và làm suy yếu niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn H. pylori cũng có thể dính vào các tế bào dạ dày khiến khu vực đó bị đỏ và sưng lên.
Nhiễm HP rất phổ biến, hầu hết những người nhiễm HP sẽ không bị loét hoặc có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên HP lại là nguyên nhân chính gây Viêm loét dạ dày Khoảng 15-20% số người nhiễm vi khuẩn HP có khả năng phát triển thành các bệnh lý như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, u lympho dạ dày. Tỷ lệ người nhiễm HP tiến triển thành ung thư dạ dày chỉ khoảng 1%.
Kiểm tra có vi khuẩn HP bằng cách nào là rất quan trọng trong chẩn đoán, ảnh hưởng tới việc chỉ định điều trị của bác sĩ.
HP sống tốt trong môi trường acid dạ dày
Các dấu hiệu cảnh báo nhiễm vi khuẩn HP gồm:
Kiểm tra có vi khuẩn HP bằng cách nào phụ thuộc vào đặc điểm của vi khuẩn HP và phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm HP. Các phương pháp test vi khuẩn HP thường dùng là:
Vi khuẩn HP có thể tiết ra men urease. Quá trình thủy phân urease của vi khuẩn H. pylori trong dạ dày sẽ tạo nên các sản phẩm đầu cuối là ammonia (NH3) và carbon dioxide (CO2) trong đó CO2 được hấp thụ vào máu, theo hệ tuần hoàn đi lên phổi và được đào thải ra bên ngoài theo đường thở. Dựa vào nguyên lý này có thể giải đáp câu hỏi kiểm tra có vi khuẩn HP bằng cách nào thông qua kỹ thuật xét nghiệm đo nồng độ CO2 trong hơi thở và đưa ra kết luận chẩn đoán có nhiễm HP hay không.
Trong quá trình kiểm tra hơi thở, người bệnh sẽ được nuốt một viên thuốc có chứa đồng vị 13C hoặc 14C, tiến hành đo nồng độ CO2 trong hơi thở trước và sau khi uống thuốc. Sự chênh lệch nồng độ CO2 giữa 2 lần đo có thể cho biết kết quả có bị nhiễm HP hay không.
Các loại thuốc ức chế tiết acid như thuốc ức chế bơm proton (PPI), bismuth subsalicylate và kháng sinh có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng dùng những loại thuốc đó trong một hoặc hai tuần trước khi làm xét nghiệm.
Đo nồng độ CO2 trong hơi thở có thể phát hiện nhiễm HP
Vi khuẩn HP trong cơ thể sẽ được thải trừ qua phân. Do đó việc xét nghiệm phân có thể phát hiện nhiễm HP trong phân thông qua phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Xét nghiệm này không cho kết quả nhanh chóng, và một số thuốc như PPI, bismuth subsalicylate có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiêm. Do đó tương tự xét nghiệm hơi thở, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tạm dừng các thuốc này 2 tuần trước khi làm xét nghiệm.
Khi cơ thể bị nhiễm HP sẽ sản sinh ra kháng thể kháng HP, loại kháng thể này có ở trong máu và có khả năng phát hiện được bằng xét nghiệm tìm kháng thể trong máu. Nếu kết quả có kháng thể với vi khuẩn HP trong máu có nghĩa là bạn đang bị nhiễm vi khuẩn HP, hoặc đã từng nhiễm trước đó, kháng thể vẫn đang tồn tại trong cơ thể.
Tuy nhiên, xét nghiệm hơi thở và phân tốt hơn trong việc phát hiện nhiễm khuẩn HP đang hoạt động hơn là xét nghiệm máu do tỷ lệ dương tính giả khi xét nghiệm máu tìm kháng thể khá cao. Xét nghiệm này chỉ áp dụng khi cơ sở y tế không có khả năng thực hiện xét nghiệm nào khác và cần kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và nội soi để có hướng điều trị đúng.
Xét nghiệm máu không được ưu tiên trong việc phát hiện HP
Nội soi để tìm HP là phương pháp sử dụng một ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày qua ống thực quản và xác định vị trí loét, sinh thiết mô bệnh quanh vị trí tổn thương dạ dày được lấy ra ngoài để làm xét nghiệm. Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn có thể giúp phát hiện HP.
Tuy xét nghiệm nội soi gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân nhưng có thể giúp chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương dạ dày - tá tràng bên cạnh việc phát hiện HP. Đây là ưu điểm nổi bật so với các phương pháp khác.
Sau khi đã giải đáp được câu hỏi kiểm tra có vi khuẩn HP bằng cách nào để chẩn đoán chính xác, điều mà người bệnh quan tâm chính là dùng thuốc nào để điều trị bệnh mà không gây hại dạ dày.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trong liệu trình điều trị vi khuẩn HP, việc kết hợp cả Đông – Tây y là giải pháp được các chuyên gia đánh giá cao.
Ngoài các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, giảm viêm Tây y, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc Đông y.
Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả, tiêu biểu như bài thuốc hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 dạng viên nén hiệu quả vượt trội.
Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất - Nguồn gốc thảo dược- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày. - Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon. Số Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc: 0503/14/QLD-TT Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) Thông tin chi tiết xem tại: Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất |