Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:20
RSS

Tìm hiểu phác đồ điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc

Thứ sáu, 29/11/2019, 09:32 (GMT+7)

Vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày. Hiện nay, vi khuẩn HP kháng thuốc đang gia tăng gây khó khăn trong điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.

vi khuẩn Hp kháng thuốc

Vi khuẩn Hp kháng thuốc gây ra khó khăn trong điều trị và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Vì sao phác đồ chuẩn điều trị vi khuẩn HP thường không hiệu quả?

Phác đồ điều trị H.pylori (vi khuẩn HP) thường gồm một cặp kháng sinh nhằm tăng hiệu lực, chống sự kháng thuốc. Tuy nhiên tính acid của dạ dày không thuận lợi cho việc phát huy hiệu lực kháng sinh nên thường dùng phối hợp cặp kháng sinh với thuốc kháng acid. Trước đây việc dùng các phác đồ phối hợp kháng sinh và kháng acid thường cho kết quả điều trị tới 80 - 90%. Tuy nhiên, thời gian gần đây sức đề kháng kháng sinh của vi khuẩn HP ngày càng tăng nên hiệu quả điều trị giảm dần.

Mức đề kháng kháng sinh của H.pylori hiện nay

Một nghiên cứu khảo sát từ năm 2006 – 2009 trên 22.904 người dùng kháng sinh cho thấy: tỉ lệ đề kháng tiên phát cuả HP khá cao so với năm 2005: clarithromycin 17,2%; metronidazol 26,7%; amoxicyclin 11,2%; tetracyclin 5,9%; levofloxacin 16,2%; đa kháng với 2 kháng sinh trở lên 9,6%. Từ năm 2003 đến năm 2010, tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn HP thành công với phác đồ chuẩn giảm còn 62,5%.
Tỉ lệ này thay đổi theo từng châu lục, từng nước, có nơi vượt rất xa mức trung bình. Với clarithriomycin: tỉ lệ kháng chung ở châu Âu 11,1% trong đó Hà Lan chỉ 0,8%, Thụy Điển chỉ 1,5% song Tây Ban Nha lại đến 49,2%; tỉ lệ kháng chung ở châu Á là 18,9% trong đó Malaysia chỉ 2,1% song Nhật Bản lại chiếm đến 40,7%. Với tetracyclin, amoxicyclin, metronidazol tỉ lệ kháng chung ở châu Phi lần lượt là 43,9% - 65,6% - 92,4%; nghĩa là các kháng sinh này hầu như không còn hoặc hiệu lực rất yếu với HP.

vi khuẩn Hp kháng thuốc

Vi khuẩn HP kháng thuốc gây khó khăn trong việc điều trị

Nguyên nhân của vi khuẩn kháng thuốc

Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn: Các kháng sinh điều trị HP cũng được dùng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn khác: clarithromycin, amoxicyclin, metronidazol, levofloxacin trong nhiễm khuẩn hô hấp, đường ruột; dùng levofloxacin trong nhiễm khuẩn niệụ. Chính quá trình dùng các kháng sinh khi điều trị các bệnh khác đã tạo điều kiện cho HP dần thích nghi với các kháng sinh này.

Không tuân thủ đúng phác đồ điều trị HP: Bệnh nhân điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP gây ra tự ý bỏ thuốc khi triệu chứng đã hết (nhưng vi khuẩn HP chưa bị diệt hoàn toàn) hoặc quên uống thuốc trong quá trình điều trị. Chính điều đó đã tạo cơ hội cho vi khuẩn HP tồn tại và kháng thuốc.

Vi khuẩn HP kháng thuốc gây hậu quả thế nào?

Theo thống kê tại các bệnh viện, chỉ có khoảng 50% bệnh nhân nhiễm HP có thể diệt trừ được vi khuẩn này sau lần sử dụng phác đồ diệt HP đầu tiên, còn lại phải tái điều trị với các phác đồ khác. Điều này gây ra gánh nặng về sức khỏe và kinh tế với người bệnh, điều trị kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng vì các tác dụng phụ của thuốc.

vi khuẩn Hp kháng thuốc

50% bệnh nhân thất bại với lần điều trị HP đầu tiên

Trường hợp điều trị không dứt điểm, kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác khiến bệnh Viêm loét dạ dày do HP có thể tiến triển nặng dẫn đến biến chứng nguy hiểm đó là Xuất huyết tiêu hóa Vi khuẩn HP khi kháng thuốc có thể lan truyền tính kháng thuốc sang các quần thể vi khuẩn khác cư trú trong hệ tiêu hóa, hậu quả là gây thêm khó khăn trong điều trị các bệnh nhiễm trùng khác khi mắc phải.

Giải pháp từ thuốc Đông y thế hệ 2 

Để giảm nguy cơ vi khuẩn HP kháng thuốc, giảm tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh dạ dày, người bệnh nên tìm hiểu các loại thuốc dạ dày từ thảo dược tự nhiên. 

Thuốc Đông y tuy không có tác dụng nhanh nhưng lại an toàn với sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ như dùng thuốc Tây. Hơn nữa, thuốc Đông y tác động vào cả nguyên nhân nên giúp bệnh ít hoặc không tái phát. Bởi vậy, để điều trị dứt điểm các bệnh dạ dày, hầu hết các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng người bệnh nên kết hợp cả Tây y và Đông y, trong đó thuốc Đông y thế hệ 2 là giải pháp mới điều trị hiệu quả vượt trội và an toàn. 

Thuốc Đông y thế hệ 2 điều trị bệnh dạ dày được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian kết hợp với công nghệ hiện đại sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO. Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 không chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, mà còn có công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày, đầy bụng khó tiêu đầy hơi, giảm nhanh cơn đau dạ dày. 

 

Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN