Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:09
RSS

Thử thách Momo đã khiến bé trai 8 tuổi nghi tử vong do học theo nguy hiểm thế nào?

Thứ năm, 26/11/2020, 19:30 (GMT+7)

Cho tới nay, người ta vẫn chưa thể xác định thử thách Momo bắt nguồn từ đâu và những người dàn dựng nên thử thách nguy hiểm này có mục đích gì?

Ngày hôm qua (25/11), thông tin bé trai 8 tuổi tử vong nghi do học theo "thử thách Momo" đã gây rúng động dư luận.

Thử thách Momo đã khiến bé trai 8 tuổi nghi tử vong do học theo nguy hiểm thế nào

Hiện trường bé trai 8 tuổi tử vong thương tâm

Thông tin ban đầu, tối ngày 21/11, cháu L. vào nhà vệ sinh để đi tắm. Lâu không thấy con ra, mẹ L. không thấy con ra nên gọi cửa nhưng không thấy con trả lời. Dự tính có điều chẳng lành nên người mẹ nhờ người phá cửa nhà vệ sinh thi thấy cháu L. treo lơ lửng ở sát tường. Cổ áo cháu đang mặc trên người thì móc trên móc treo quần áo của nhà vệ sinh.

Sau khi cháu L. được đưa ra khỏi nhà vệ sinh thì đã ngưng thở. Gia đình đưa cháu đi cấp cứu nhưng đã tử vong trước đó. Gia đình cho biết cháu L. không có bệnh tật gì nhưng thường ngày khi chơi đùa cháu L. thích móc áo, quần đang mặc trên người vào cành cây để treo lủng lẳng.

Theo cơ quan chức năng nghi vấn ban đầu cháu L. tử vong với tình trạng như trên có thể do học theo "thử thách Momo" trên mạng xã hội.
Chỉ ít tháng trước, một bé gái 5 tuổi cũng đã mất mạng sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò "thắt cổ nhưng vẫn thở được" trên Youtube.

Không chỉ đến khi những vụ việc thương tâm xảy ra, cách đây hơn 1 năm, "thử thách Momo" cũng đã được cảnh báo về mức độ nguy hiểm.

Nhân vật búp bê Momo hay cụ thể là "Thử thách Momo" (Momo Challenge) được cho là trào lưu đến từ nước Anh từ tháng 8/2018. Trong các đoạn video "Thử thách Momo", nhân vật Momo là một người phụ nữ đầu người thân gà có mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi như zombie sẽ có những lời nói hướng dẫn người xem cách tự tử hoặc tự làm hại bản thân. 

Momo sẽ liên lạc với trẻ em thông qua mạng xã hội WhatsApp hoặc ứng dụng Messenger. Sau đó, nó sẽ trò chuyện, tâm sự, gửi nhiều hình ảnh bạo lực và một số thử thách ép trẻ thực hiện theo. Đó đều là những thử thách làm hại bản thân như cắt tay, cạo đầu, thậm chí là tử tự. Momo còn gửi lời đe dọa trẻ nếu không thực hiện thử thách thì sẽ bị trừng phạt và không được nói cho ai biết.

Mục tiêu tiếp cận của Momo thường là giới trẻ và trẻ em, những người có thể dễ dàng nghe theo những lời xúi giục. Hiện nay, Momo còn xuất hiện trên ứng dụng Youtube Kids, len lỏi vào các video hoạt hình mà trẻ em thường xem. Khi trẻ đang xem một số hoạt hình thông dụng, tưởng như an toàn như Peppa Pigs, Fortnight… Momo sẽ đột ngột xuất hiện trong thời gian ngắn và yêu cầu người xem tự sát bằng một số cách kinh dị. Điều này khiến phụ huynh khó có thể nhận ra.

Không chỉ ở Việt Nam trên thế giới nhiều trường hợp trẻ em sợ hãi vì những lời dọa nạt, buộc phải thực hiện những yêu cầu nguy hiểm do Momo đề ra.

Cho tới nay, người ta vẫn chưa thể xác định thử thách Momo bắt nguồn từ đâu và những người dàn dựng nên thử thách nguy hiểm này có mục đích gì. Tuy nhiên, nhờ sự trợ giúp của Internet, thử thách Momo hiện đã lan rộng và có nhiều phiên bản trên nhiều quốc gia.

K.N
Theo GiadinhNet