Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:12
RSS

Tại sao gập ngón tay lại bị đau? Có phải bị viêm khớp không?

Thứ sáu, 03/11/2023, 07:04 (GMT+7)

Có trải qua tình cảnh gập ngón tay bị đau thì mới thấm thía được rằng cảm giác này khó chịu đến nhường nào, nhất là khi ngón tay lại phải cử động hàng ngày để làm việc và sinh hoạt. Vậy đâu là nguyên nhân gây đau nhức khi gập ngón tay? Và cách điều trị tình trạng này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về

I - Nguyên nhân gây đau nhức khi gập ngón tay

1. Ngón tay bị chấn thương

Chấn thương ở ngón tay là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho gập ngón tay bị đau, trong đó phổ biến là gãy xương hoặc rạn xương ngón tay. Tình trạng này còn có thể gây ra hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ ở các đốt ngón tay và khiến cho người bệnh bị đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội. Chấn thương ở ngón tay có thể xảy ra khi chơi thể thao hoặc tai nạn trong sinh hoạt, lao động gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cử động của người bệnh.

gập ngón tay bị đau do chấn thương

2. Viêm khớp ngón tay

Những người bệnh viêm khớp ngón tay cũng gặp phải triệu chứng đau nhức khi gập ngón tay. Bệnh lý này xuất hiện khi có mài mòn ở sụn khớp ngón tay theo thời gian. Cơn đau sẽ ngày càng tăng nặng hơn khi uốn cong các ngón tay.

Ngoài biểu hiện đau nhức, người bệnh còn có tình trạng sưng các khớp, vùng da ở khớp ngón tay tấy đỏ.

3. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có thể làm tổn thương khớp ngón tay và khiến ngón tay bị đau khi gập, đây là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất.

Thoái hóa khớp xảy ra khi có sự tổn thương mô xung quanh khớp hoặc sụn khớp, nguyên nhân gây thoái hóa khớp có thể liên quan tới tuổi tác, khớp thiếu chất dinh dưỡng, béo phì, mắc bệnh viêm khớp dạng thấp…

4. Tổn thương dây thần kinh ngoại vi

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng gập ngón tay bị đau đó chính là tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Dây thần kinh ngoại vi thường không nằm trong tổ chức tủy sống và não bộ, chúng điều khiển chức năng hoạt động ở tay chân và các bộ phận khác.

Khi xuất hiện sự tổn thương dây thần kinh ngoại vi ở các ngón tay sẽ làm cho ngón tay bị đau khi co gập hoặc duỗi. Sự tổn thương dây thần kinh ngoại vi có thể là do nguyên nhân: mắc bệnh tiểu đường, chấn thương trong quá trình lao động, tai nạn giao thông nhiễm trùng nhiễm khuẩn…

gập ngón tay bị đau do tổn thương dây thần kinh

5. Viêm gân

Tình trạng viêm gân ngón tay có thể khiến cho ngón tay đau nhức dữ dội khi cử động, gập duỗi ngón tay hoặc khuỷu tay, cổ tay. Viêm gân thường khiến cho các khớp ngón tay bị sưng, cử động thường khó khăn hoặc thậm chí làm cho người bệnh bị sốt.

Viêm gân thường do nguyên nhân chấn thương, hoặc hoạt động ở bàn tay quá mức, do sự co cơ quá mức hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

6. Hội chứng ống cổ tay

Gập ngón tay bị đau có thể là triệu chứng của hội chứng ống cổ tay, tình trạng này xảy ra khi thần kinh giữa ống cổ tay bị chèn ép làm giảm khả năng cử động. Không những vậy, người bệnh mắc hội chứng ống cổ tay còn có biểu hiện tê bì hoặc ngứa ran. Các triệu chứng này có thể bắt đầu ở vị trí ngón tay, sau đó lan dần xuống cổ tay.

Tình trạng đau nhức và sưng tấy thường sẽ tăng dần lên nếu không được can thiệp kịp thời, do vậy người bệnh cần được thăm khám sớm để phát hiện nguyên nhân và có cách xử lý đúng cách.

II - Gập ngón tay bị đau phải làm sao để điều trị?

Gập ngón tay bị đau làm giảm hoạt động thường ngày ở bàn tay, khiến bạn muốn cầm nắm hoặc co duỗi thật sự khó khăn. Vì thế, đừng chần chừ nữa, hãy đọc ngay một số biện pháp điều trị tình trạng này như sau:

1. Uống thuốc điều trị

Nếu tình trạng đau khi gập ngón tay diễn ra ở mức độ nghiêm trọng, khiến bạn cảm thấy bức bối và rất khó chịu thì lúc này bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng như sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac…
  • Thuốc chống viêm: Corticosteroid, nhóm thuốc NSAIDs…

Tuy nhiên, các loại thuốc chỉ mang lại hiệu quả nhất thời, khi ngừng sử dụng thuốc thì tình trạng đau nhức ngón tay khi gập vẫn còn tiếp diễn. Hơn thế nữa, các loại thuốc này còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nguy hại cho người sử dụng (viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, rối loạn chức năng gan thận, giảm thị lực…).

gập ngón tay bị đau nên uống thuốc chữa

Do vậy, xu hướng hiện nay trong điều trị gập ngón tay bị đau là sử dụng Đông y, đặc biệt là Đông y thế hệ 2 đem lại hiệu quả vượt trội giúp hạn chế đau, giúp ngón tay cử động linh hoạt.

Viên xương khớp Ngự y mật phương là sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 có tác dụng cải thiện hiệu quả tình trạng gập ngón tay bị đau nhờ khắc phục nguyên nhân gây ra tình trạng này (viêm xương khớp, thoái hóa khớp).

Sản phẩm nhờ cơ chế bồi bổ can thận, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm đau nhanh vùng xương khớp ngón tay chỉ sau 3 - 5 ngày sử dụng, tình trạng đau càng nặng thì càng cảm nhận sự thay đổi rõ rệt, ngăn ngừa tái phát trong nhiều năm.

Sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, "Quốc bảo" được lưu giữ hàng ngàn năm đem đến tác dụng vượt trội, chỉ dành riêng cho Vua Chúa thời xưa.

Đặc biệt, viên xương khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 còn đặc biệt an toàn, không hề gây hại cho dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể nhờ thành phần của sản phẩm có nguồn gốc từ 100% thảo dược, đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe về trồng trọt, thu hái, bảo quản và lưu kho theo tiêu chuẩn GACP.

2. Xoa bóp, massage

Xoa bóp hay massage là biện pháp hỗ trợ giảm nhanh tình trạng đau nhức ngón tay khi gập duỗi. Phương pháp này có tác dụng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu tới vùng ngón tay, thư giãn cơ vùng ngón tay bị đau. Và nhờ đó, giảm triệu chứng sưng viêm và đau mỏi ngón tay khi gập.

Bạn có thể tự mình xoa bóp ngón tay hoặc nhờ tới sự hỗ trợ của người khác để thực hiện động tác xoa bóp giảm đau. Tuy nhiên massage ngón tay không được áp dụng cho các trường hợp có vết thương hở, chấn thương gãy ngón tay, xuất huyết dưới da ngón tay, mụn nhọt mẩn ngứa ở vùng ngón tay bị đau.

3. Phẫu thuật ngoại khoa

Trong trường hợp đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cải thiện tình trạng gập ngón tay bị đau như đã nêu trên mà bệnh không được cải thiện, hoặc bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thì bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phẫu thuật ngoại khoa.

Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng đau và tình hình sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Có thể kể đến một số hình thức phẫu thuật ngoại khoa như sau: phục hồi tạo hình xương, nội soi…

thăm khám bác sĩ nếu ngón tay bị đau khi gập

III - Những lưu ý để hạn chế bị đau khi gập ngón tay

Để hạn chế tình trạng ngón tay đau nhức khi gập tiến triển nặng hơn, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ tay, cổ tay trong quá trình làm việc hoặc trong sinh hoạt như bao tay, găng tay, băng cổ tay…
  • Tránh những hoạt động gây áp lực mạnh lên vùng ngón tay hoặc mu bàn tay (hạn chế cơn đau lan đến ngón tay) và để cho các ngón tay được nghỉ ngơi sau thời gian dài hoạt động. Hạn chế gõ máy tính nhiều hoặc viết quá mức ở bàn tay.
  • Kiểm soát lượng đường huyết ổn định: Đường huyết tăng cao có thể làm cho tình trạng sưng đau khi gập ngón tay ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và nặng nề hơn. Vì vậy, người bệnh cần duy trì đường huyết ổn định thông qua chế độ ăn uống, tập luyện hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Nếu bạn là người đang hút thuốc lá thì cần từ bỏ thói quen xấu này bởi vì nhiều hợp chất độc hại có khói thuốc lá có thể khiến tình trạng đau nhức ngón tay khi co duỗi trầm trọng hơn.

Ngón tay đảm nhận nhiều hoạt động khá phức tạp và tinh xảo của con người, giúp chúng ta có thể thực hiện các công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ và chính xác. Sẽ rất khó khăn trong công việc và cuộc sống nếu như gặp phải tình trạng gập ngón tay bị đau. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị tình trạng này an toàn và hiệu quả.

Ds Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại