Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:03
RSS

Đau khớp gối có nên đi bộ không? Những lưu ý cần nhớ

Thứ tư, 18/10/2023, 17:03 (GMT+7)

Đi bộ là bộ môn thể dục thể thao được hàng triệu người trên thế giới yêu thích và luyện tập mỗi ngày bởi tính đơn giản và nhẹ nhàng. Thế nhưng với những người đang bị viêm hay đau khớp gối liệu có nên đi bộ không? Nếu đi thì có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

I - Nguyên nhân gây đau đầu gối khi đi bộ

1. Cơ, gân hoặc xương đầu gối bị quá tải

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp gối khi đi bộ là các bộ phận như cơ, gân hay xương khớp gối bị quá tải. Đó có thể là do việc đi bộ quá nhiều, đi với cường độ hoặc tốc độ mạnh mà cơ thể chưa kịp thích ứng hoặc bị chấn thương bởi một hoạt động nào trước đó. Lúc này ở khớp đầu gối sẽ cảm thấy đau nhức, căng cơ hoặc có thể xuất hiện sưng tấy

tại sao bị đau khớp gối khi đi bộ

2. Do cấu trúc chân

Đây là nguyên nhân gây đau khớp gối khi đi bộ khá hi hữu và hiếm gặp. Một số người sẽ có cấu trúc chân không bình thường, ví dụ như bàn chân phẳng, bàn chân vòm, chân cong... sẽ gây mất cân bằng cơ học khi đi bộ và có thể tạo ra cảm giác đau nhức.

3. Viêm khớp đầu gối

Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng viêm khớp gối như chấn thương, viêm nhiễm vi khuẩn... Viêm khớp thường sẽ đi kèm với sưng tấy, vết sưng sẽ tạo ra áp lực lên khớp mỗi khi chân cử động và gây đau. Viêm khớp kéo dài sẽ làm hao mòn dần lớp sụn, nhất là ở những người người cao tuổi (>50 tuổi). Ban đầu cơn đau xuất hiện nhẹ nhàng, nhưng lâu dần theo thời gian, nếu không tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Hội chứng Patellofemoral

Đây là hội chứng xảy ra ở bộ phận khớp nối giữa xương đùi và đầu gối, đây là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống xương khớp. Nếu nó bị viêm nhiễm, bong trượt hay lệch điểm tiếp xúc đều sẽ gây ra cảm giác đau mỗi khi di chuyển hay cử động. Hội chứng này cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng gối quá nhiều, hoặc khi đầu gối bị chấn thương.

II - Đau khớp gối có nên đi bộ không?

Việc quyết định đau khớp gối có nên đi bộ không sẽ phụ thuộc vào mức độ đau và nguyên nhân cụ thể. Nếu bạn đang bị đau nhức nghiêm trọng thì không nên đi bộ, thay vào đó cần tới gặp bác sĩ để thăm khám. Còn nếu cơn đau không quá khó chịu thì đi bộ sẽ góp phần làm giảm tần suất cơn đau trong tương lai.

Tạp chí Arthritis and Rheumatology đã công bố một nghiên cứu trên mẫu gồm 1000 người trên 50 tuổi về vấn đề đi bộ khi bị đau đầu gối. Kết quả là sau 4 năm thử nghiệm, những người thường xuyên đi bộ có tỷ lệ ít bị đau nhức hoặc cứng khớp hơn những người không đi bộ tới 40%.

Và có lẽ bạn cũng thường thấy, khi bác sĩ lập phác đồ điều trị cho người bệnh khớp thì sẽ yêu cầu kết hợp cùng một số phương pháp tăng cường vận động thể chất, giúp khớp có độ dẻo dai tương ứng. Vì nếu chỉ dùng thuốc điều trị mà không áp dụng vận động, sẽ khiến khớp sẽ càng đau và cứng hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc đi bộ thường xuyên sẽ giảm được đáng kể nguy cơ phải đối mặt với phẫu thuật thay khớp. Thậm chí nếu chăm chỉ đi bộ sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp so với những người lười đi bộ và vận động.

đau, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Nếu người bệnh dành thời gian đi bộ thường xuyên, không những giúp giảm cơn đau khớp tốt mà còn đảm bảo có cung cấp đủ lượng dịch khớp cần thiết. Từ đó, mang lại nhiều lợi ích tốt cho khớp gối như:

  • Bảo vệ lớp sụn, từ đó ngăn ngừa khớp gối tổn thương nghiêm trọng.
  • Ngăn cản những ma sát trên lớp sụn, nguyên nhân gây ra cơn đau nhức khi vận động, ngăn tình trạng đau gối tiến triển nhanh thành thoái hóa khớp.
  • Giúp bảo toàn tính linh hoạt cho khớp gối, tăng cường chức năng hoạt động hiệu quả.

III - Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị đau khớp gối

Để việc đi bộ mang lại hiệu quả toàn diện cho người thoái hóa khớp gối, thì người bệnh cần chú ý tới cách đi bộ sao cho đúng để tránh nhưng hậu quả không đáng có. Nhưng đầu tiên, việc quan trọng nhất là người bệnh cần tới thăm khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng của bản thân. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị cùng chế độ luyện tập phù hợp. Dưới đây là một số vấn đề cơ bản mà bất cứ người bị đau đầu gối nào khi đi bộ cũng cần lưu ý.

1. Lựa chọn giày chuyên dùng để đi bộ

Người đau gối khi đi bộ nên lựa chọn những đôi giày có chất lượng đế đệm tốt, kích cỡ size phù hợp và chuyên dùng để đi bộ, điều này giúp chân không bị gò bó mà tạo trạng thái thư giãn khi đang vận động và tránh bị đau nhức.

2. Lựa chọn khu vực đi bộ thích hợp

Đối với người bị đau nhức khớp gối không nên đi trên các bề mặt đường bê tông, bề mặt đường quá cứng. Bạn nên đi bộ trên nền đất, nền đường không quá cứng hoặc đảm bảo nhất là trên các máy chạy bộ chuyên dụng.

3. Chọn thời điểm đi bộ phù hợp

Mặc dù không có quy tắc cứng nhắc về việc người đau khớp gối nên đi bộ buổi sáng hay tối, tuy nhiên bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp nhất với bản thân là được, chú ý không nên đi bộ vào những thời điểm thời tiết xấu hay nhiệt độ đang không phù hợp.

cách đi bộ cho người bị đau khớp gối

4. Khởi động thật kỹ trước khi đi bộ

Đi bộ là môn thể dục dễ dàng và có thể thực hiện bất cứ lúc nào, tuy nhiên, trước khi bắt đầu đi bộ, người bệnh cần khởi động kỹ càng để làm nóng các cơ, khớp. Nên thực hiện khoảng 5 phút cho quá trình gập, duỗi và căng cơ.

5. Kiểm soát thời gian & số bước đi bộ mỗi ngày

Làm quen dần từ cường độ thấp là chú ý quan trọng cho người bị đau đầu gối khi đi bộ. Trong thời gian đầu, bạn chỉ nên đi bộ quãng ngắn, ví dụ khoảng trong 15 - 20 phút. Sau đó mỗi ngày nâng dần thời gian hoặc số bước đi lên để các bộ phận ở đầu gối kịp thích nghi.

6. Chú ý tốc độ khi đi bộ

Người bị đau đầu gối không nên quá gắng sức để đạt tốc độ đi nhanh, thay vào đó hãy bắt đầu bằng cách đi chậm rãi với bước chân ngắn, tránh bước dài và nhanh. Khi khớp gối quen dần với tốc độ và cảm thấy thoải mái thì mới tăng dần tốc độ.

IV - Những lưu ý để giảm đau đầu gối khi đi bộ

1. Luyện những bài tập đơn giản tốt cho đầu gối tại nhà

Bên cạnh việc đi bộ đúng cách, người bị viêm, đau thoái hóa khớp gối có thể kết hợp sử dụng một số bài tập để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả hơn, giúp tăng dịch khớp và giảm đau, cứng khớp, cụ thể như đạp xe, bơi lội, tập yoga hoặc dưỡng sinh. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn bài tập nào, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

người đau khớp gối nên luyện tập nhiều hơn

2. Khám và sử dụng các loại thuốc hỗ trợ xương khớp

Bất kể người bệnh đối mặt với cơn đau khớp gối do nguyên nhân nào thì cũng cần tới các cơ sở y tế thăm khám, để biết chính xác tình trạng bệnh của mình đang trong giai đoạn nào. Đây là một trong những giai đoạn cần thiết để bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp, tránh kéo dài lâu gây ra biến chứng nguy hiểm.

Việc sử dụng thuốc giảm đau là một trong những phương pháp phổ biến, được bác sĩ chỉ định sử dụng đồng thời cùng với quá trình đi bộ. Tuy nhiên, thuốc giảm đau không được sử dụng lâu dài vì dễ tác động xấu tới gan, thận, dạ dày… Đặc biệt, lạm dụng quá đà giảm đau sẽ có nguy cơ bệnh nghiêm trọng hơn.

Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ xương khớp như viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, giúp người bệnh xương khớp giảm đau đáng kể. Cùng với đó, tác dụng điều trị từ gốc rễ do cơ địa xấu dễ mắc bệnh khiến cơn đau nghiêm trọng hơn, sau khi dùng viên khớp sẽ giúp cân bằng yếu tố cơ địa, từ đó sẽ giúp hạn chế tình trạng xương khớp tái phát trong thời gian dài hoặc tái phát với triệu chứng nhẹ hơn.

Qua bài viết trên, người bị đau khớp gối có nên đi bộ không đã được giải đáp. Tuy nhiên, để cơn đau được cải thiện tốt nhất thì trong quá trình đi bộ người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn đã đề ra ở nội dung trên.

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại