Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:45
RSS

7 cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà đơn giản, hiệu quả

Thứ ba, 27/06/2023, 17:26 (GMT+7)

Đau nhức khớp gối là tình trạng khó có thể tránh khỏi đối với người cao tuổi. Cơn đau làm ảnh hưởng xấu tới mọi hoạt động và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là 7 cách chữa đau khớp gối tại nhà dành cho người già mà bạn nên tham khảo.

I - Những cách trị đau khớp gối ở người cao tuổi tại nhà

1. Đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên

Nếu vì đau nhức khớp gối mà người bệnh càng lười vận động, thì điều này sẽ càng khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần dành thời gian để cơ thể được hoạt động, không cần dành quá nhiều thời gian hoặc thực hiện những bài tập khó.

Chỉ đơn giản là bạn có thể dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp khớp gối được dẻo dai, dễ vận động hơn. Xây dựng thói quen đi bộ hằng ngày, có thể vào buổi sáng hoặc chiều tối, tùy vào thời gian rảnh của mỗi người.

Thường xuyên đi bộ, thể thao nhẹ nhàng

2. Tự xoa bóp khớp gối

Khớp gối đau, cứng, sưng khiến vận động trở nên khó khăn, lúc này người bệnh có thể dùng tay tự xoa bóp nhẹ nhàng vị trí này để giúp khớp được làm ấm và các khớp được giãn ra, từ đó, khớp gối được thư giãn và giảm được cơn đau khó chịu.

Có thể xoa bóp khớp gối theo cách sau:

  • Ngồi trên ghế với tư thế đưa đầu gối ra phía trước, chân đặt vuông góc với sàn. Sau đó nắm tay nhẹ nhàng rồi sau đó vỗ vào toàn bộ phần đùi khoảng 10 lần và lặp lại khoảng 3 lần.
  • Đặt mông xuống sàn sau đó duỗi thẳng chân, đặt bàn tay từ phía đùi, sau đó vuốt nhẹ xuống phía đầu gối và thả ra làm tương tự khoảng 5 lần. Thực hiện cho cả mặt trong và ngoài của đùi.
  • Dùng 4 ngón tay ấn xuống vùng mô đầu gối, thự hiện động tác lên xuống dưới 5 lần, lặp lại động tác xung quanh đầu gối.
  • Đặt tay lên phần đùi, kéo xuống phần đầu gối, xoa quanh đó và vòng ngược lại lên đùi, thực hiện lặp đi lặp lại vài lần.

Động tác xoa bóp sẽ giúp khớp được nghỉ ngơi thư giãn, hỗ trợ khớp khỏi tình trạng căng thẳng, áp lực cao dẫn tới đau, cứng.

Xoa bóp, mát xa khớp gối

3. Chườm lạnh

Trong trường hợp cơ thể bị chấn thương, người bệnh có thể vừa bó gối vừa thực hiện phương pháp chườm lạnh để có thể làm dịu cơn đau hiệu quả.

Chườm lạnh là giải pháp đem lại lợi ích cao để giảm tình trạng sưng viêm, khu vực đau gối nên được chườm vài lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 - 20 phút, giúp làm dịu tốt và ngăn chặn tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Cùng với đó, người bệnh nên ngồi một chỗ, hạn chế vận động để đầu gối có thời gian được nghỉ ngơi, đây là thời gian để cho khớp được phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, việc hạn chế vận động, không có nghĩa là người bệnh chỉ ngồi yên một chỗ, mà vẫn nên dành chút thời gian để vận động nhẹ nhàng, giúp từ từ lấy lại chức năng bằng những khởi động nhẹ nhàng để khả năng hoạt động quay trở lại, tránh khiến khớp gối dần yếu đi.

Chườm lạnh vào vùng khớp gối bị đau nhức

4. Tập một số động tác trị đau khớp gối

Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao bảo vệ cơ thể, giúp làm chậm quá trình tiến triển bệnh trở nên nặng hơn, cùng với đó có thể giảm bớt nguy cơ tiềm ẩn của cơn đau khớp gối. Do đó, để duy trì khả năng vận động linh hoạt của đầu gối bạn có thể thực hiện một số động tác sau:

  • Nằm đặt lưng trên sàn, sau đó duỗi thẳng 2 chân, dùng chân phải co lên về phía sát ngực, sau đó giữ nguyên vài giây, rồi dần dần thả lỏng và đưa chân về vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với chân trái, mỗi bên thực hiện 10 lần.
  • Bài tập bước lên cầu thang, bước một chân lên bậc sau đó thả xuống và đổi bên, thực hiện liên tục như đang đi cầu thang.
  • Lấy một cái ghế không tựa, và từ từ thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống, thực hiện đều đặn, nhịp nhàng trong khoảng 1 phút, nên chú tâm vào việc sử dụng lực của đôi chân.
  • Đứng thẳng, vịn tay vào ghế sau đó ngồi gập đầu gối lại, thực hiện liên tục khoảng 10 lần và lưu ý lưng phải luôn thẳng.

Động tác thể dục trị đau khớp gối ở người cao tuổi

5. Sử dụng các bài thuốc dân gian

Việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên cũng là cách được dân gian xưa áp dụng để hỗ trợ cải thiện cơn đau hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng một vài bài thuốc dưới đây:

5.1. Lá ngải cứu

Không chỉ được dùng để chế biến các món ăn, mà lá ngải còn được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh. Trong đông y, cây ngải cứu khả năng sát trùng, kháng viêm, giảm đau khớp khá hiệu quả.

Bài thuốc thực hiện như sau:

  • Rang ngải cứu với muối tinh đến khi nóng, sau đó đổ tất cả ra một chiếc khăn mềm, sạch, sau đó buộc lại rồi chườm lên vị trí khớp gối. Áp dụng đều đặn hằng ngày, bạn sẽ thấy cơn đau khớp gối được cải thiện đáng kể.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá ngải tươi, sạch đun lấy nước uống, mỗi ngày khoảng 100ml.

Bài thuốc dân gian chữa đau khớp gối hiệu quả

5.2. Cây tầm gai

Loại cây này mang lại rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống hằng ngày, đặc biệt nó có thể đem lại hiệu quả trong điều trị hỗ trợ các bệnh lý về cơ xương khớp.

Bài thuốc thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 50g rễ cây và khoảng 1 lít rượu trắng.
  • Sau đó đem rễ đi rửa sạch, loại bỏ đất rồi cắt thành nhiều khúc ngắn để vào bình thủy tinh.
  • Sau đó đổ rượu vào ngâm cùng rễ tầm gai, để khoảng 1 tuần giúp 2 hỗn hợp ngấm đều vào nhau.
  • Sau khi đã ngấm, người bệnh đau khớp có thể uống mỗi ngày khoảng 20ml chia làm 2 lần sau mỗi bữa ăn.

5.3. Lá lốt

Đây cũng là loại lá được sử dụng phổ biến để cải thiện cơn đau khớp gối và tình trạng xương khớp khác.

  • Lấy phần thân cây và lá cây đem đi phơi khô, sau đó cất đi dùng dần, mỗi lần lấy ra khoảng 5g sắc với 2 bát nước và giữ lại khoảng 1 bát nước để uống sau mỗi bữa ăn tối.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp lá lốt với ngải cứu, đem đi nghiền nát, cho vào xào nóng với giấm, sau đó chườm vào khớp gối để giảm bớt cơn đau, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần.

6. Dùng sản phẩm trị đau khớp gối đặc hiệu

Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm đau xương khớp gối, với hiệu quả giảm đau nhanh và có thể làm giảm tình trạng sưng, viêm mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Thuốc giảm đau paracetamol: Được chỉ định sử dụng đầu tiên với tác dụng giảm đau hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid: Với tác dụng chống viêm, giảm đau tốt nhưng lại mang lại nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Thuốc bôi ngoài da: Tuy hầu như thuốc không đem lại tác dụng phụ gây hại tới sức khỏe nhưng có thể gây mẩn đỏ, nóng rát… Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau, chống viêm của thuốc mang lại khá tốt.
  • Thuốc tiêm: Tác dụng trực tiếp trên khớp gối có thể giảm đau nhanh, nhưng tránh lạm dụng vì có thể gây biến dạng khớp gối. Đối với thuốc tiêm cần có sự chỉ định từ bác sĩ, người bệnh không nên tự ý điều trị.

Dùng thuốc tây trị đau khớp gối cho người già

Trên đây là nhóm thuốc tây y được sử dụng phổ biến vì hiệu quả của nó đem lại nhanh chóng, tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ dễ gây ra một số tác dụng phụ làm hại dạ dày, gan, thận… Vì vậy, ngoài thuốc tây ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc đông y hỗ trợ điều trị cơn đau khớp gối.

Với Đông y thế hệ 2, đem lại hiệu quả vượt trội không kém gì thuốc tây, khi nó đã được khẳng định và được coi là thuốc điều trị chủ đạo, dùng được ngay cả khi tình trạng đau khớp gối trong trường hợp nặng, đã được thực hiện nghiên cứu lâm sàng.

Tham khảo viên khớp Ngự y mật phương của Nhất Nhất, được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO vừa giúp người bệnh giảm đau nhanh, ngăn chặn khả năng tái phát (hoặc tái phát với triệu chứng nhẹ hơn) và đặc biệt, sản phẩm không tích nước, gây hại dạ dày, gan, thận…

II - Những lưu ý để chữa đau khớp gối ở người già hiệu quả hơn

1. Kiểm soát cân nặng

Việc thừa cân béo phì sẽ dễ tạo áp lực cho khớp gối, khi đầu gối gần như là bộ phần chịu toàn bộ lực của cả cơ thể. Chính vì vậy, việc kiểm soát cân nặng là rất cần thiết, người bệnh có thể chú ý tới chế độ ăn của mình nhiều hơn, hãy xây dựng một chế độ ăn gồm nhiều loại rau củ, trái cây, bớt chế độ thịt, mỡ động vật và các chất béo không tốt khác.

2. Bổ sung canxi đầy đủ

Người bệnh nên chú ý bổ sung vừa đủ lượng canxi cần thiết trong ngày, vì nếu bổ sung thừa sẽ có nguy cơ xuất hiện một số tác dụng phụ. Để giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu canxi vào cơ thể tốt hơn, người bệnh nên cung cấp đủ lượng vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc các sản phẩm bổ sung khác.

Hiện nay, có nhiều sản phẩm có chứa thành phần vitamin C, nhưng người bệnh không nên tự ý sử dụng tùy tiện mà cần có sự tư vấn và tham khảo từ bác sĩ, để có thể dung nạp canxi vào cơ thể một cách an toàn và hiệu quả.

Nên bổ sung canxi cho người già để phòng tránh đau khớp gối

3. Sinh hoạt điều độ

Một chế độ sinh hoạt điều độ, cụ thể là người bệnh nên dành thời gian để tập thể dục hằng ngày, giúp các khớp được vận động dẻo dai, vừa tránh gây ra các bệnh khớp khác, vừa cải thiện cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia khuyên rằng, việc vận động cũng cần phải kiểm soát tốt, dành thời gian cho khớp nghỉ ngơi, hạn chế những vận động quá sức vì sẽ khiến cơn đau tăng lên.

Đôi khi tình trạng đau khớp gối có thể nặng hơn và người bệnh khó có thể kiểm soát được. Chính vì vậy, nếu áp dụng cách chữa khớp gối tại nhà mà không cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại, người bệnh nên tới cơ sở y tế để tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp hơn.

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại