Thứ sáu, 22/11/2024 | 08:21
RSS

Bệnh Viêm Khớp - Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Thứ sáu, 24/02/2023, 06:36 (GMT+7)

Viêm khớp là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng, chủ yếu từ độ tuổi 50 trở đi, Bệnh viêm khớp hầu như rất khó chữa trị dứt điểm, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và gây đau đớn, cản trở hoạt động của người bệnh.

Viêm khớp là tình trạng đau, sưng và giới hạn hoạt động ở một hay nhiều khớp xương. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm khớp và những triệu chứng có thể thay đổi từ tuần này sang tuần khác, thậm chí là từ ngày này sang ngày khác. Một vài dạng viêm khớp sẽ kéo dài và trở thành mạn tính.

1. Viêm khớp là gì?

viem-khop-dang-thap

Viêm khớp là thuật ngữ được dùng để mô tả chung về khoảng 200 tình trạng bệnh có ảnh hưởng đến khớp, các mô bao quanh khớp và những mô liên kết khác.

Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, ngoài ra còn các bệnh viêm khớp thường gặp như: Bệnh Gout, đau cơ xơ hoá và viêm khớp dạng thấp. Bệnh viêm khớp phần lớn xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng cũng không loại trừ các khả năng có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn, đặc biệt là sau chấn thương ở khớp.

2. Phân loại bệnh viêm khớp

2.1. Viêm xương khớp (OA)

Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ hay những người có tiền sử gia đình bị viêm xương khớp.

Theo thống kê, Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ hay những người có tiền sử gia đình bị bệnh viêm khớp. Tuy nhiên bệnh viêm khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do ảnh hưởng của chấn thương hoặc do các bệnh lý liên quan khác như Gout hay viêm khớp dạng thấp.

viem-khop-la-benh-gi

Đầu gối, khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân là những vùng bị ảnh hưởng khi bị viêm xương khớp

Ban đầu, viêm xương khớp sẽ gây ảnh hưởng đến lớp sụn của khớp, từ đó khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc đi lại di chuyển dẫn đến đau và cứng khớp. Khi lớp sụn bắt đầu mỏng đi và thô ráp, gân và dây chằng cần phải hoạt động nhiều hơn, điều này dẫn đến việc sưng tấy và hình thành nên các gai xương. Việc mất đi lớp sụn sẽ khiến xương cọ sát vào nhau và làm biến dạng khớp, khiến xương không còn nằm đúng vị trí như ban đầu tự nhiên nữa.

Những vị trí khớp hay bị ảnh hưởng như:

  • Tay
  • Cột sống
  • Đầu gối
  • Hông

2.2. Viêm khớp dạng thấp (RA)

viem-khop-dang-thap-ra

Viêm khớp dạng thấp bùng phát thành từng đợt và có khả năng phá hủy, làm biến dạng khớp về lâu về dài.

Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi từ 50 trở đi, đặc biệt hơn là phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh  lý mà hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn và tấn công vào các khớp, gây sưng và đau. Điểm bị ảnh hưởng đầu tiên là mang hoạt dịch, tình trạng này sau đó sẽ lan ra xung quanh khớp, gây sưng và biến dạng khớp. Cuối cùng nếu không được điều trị sẽ phá huỷ xương và sụn của người bệnh.

2.3. Một số các dạng Viêm khớp khác

  • Viêm cột sống dính khớp: Là tình trạng viêm kéo dài sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến xương, cơ và dây chằng của cột sống, dẫn đến cứng khớp hay dính khớp.
  • Thoái hóa cột sống cổ: ảnh hưởng đến khớp và xương ở cổ, dẫn đến đau và cứng khớp.
  • Đau cơ xơ hóa: gây đau ở cơ, dây chằng và gân của cơ thể.
  • Lupus: Là tình trạng rối loạn tự miễn và có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
  • Bệnh gout: một dạng viêm khớp xảy ra do hàm lượng axit uric trong máu quá cao. 
  • Viêm khớp vẩy nến: tình trạng viêm khớp xuất hiện ở những người bị bệnh vẩy nến.
  • Viêm khớp – ruột hay bệnh lý đường ruột có viêm khớp: một dạng viêm khớp mạn tính đi kèm với bệnh viêm ruột (IBD), chủ yếu là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
  • Viêm khớp phản ứng: bệnh này có thể gây viêm ở khớp, mắt và niệu đạo.
  • Viêm khớp thứ phát: Là dạng viêm khớp hình thành sau khi chấn thương khớp, có khi xuất hiện sau nhiều năm.

3. Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp

Tuỳ thuộc vào từng loại viêm khớp mà có những triệu chứng khác nhau. Thông thường, viêm khớp là một tình trạng mãn tính nên các dấu hiệu có khả năng xuất hiện rồi biến mất hoặc kéo dài theo thời gian. 

Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ ngay để khám bệnh nếu như bạn gặp một số các biểu hiện dưới đây:

  • Đau, đau nhức và cứng khớp
  • Khớp dường như to hơn và có nhiều ‘nốt nhỏ’ hơn bình thường
  • Cảm giác nứt hoặc kêu kèn kẹt khi bạn di chuyển khớp
  • Giảm chức năng hoặc hạn chế khả năng di chuyển khớp
  • Yếu và mất cơ xung quanh vùng bị đau
  • Các chai xương, có thể hình thành khi xương chà xát nhau

4. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp

Ở khớp khỏe mạnh, sụn bao phủ phần cuối của mỗi xương. Chất liệu dẻo, chắc chắn này giúp khớp di chuyển trơn tru và đóng vai trò đệm, hoặc giảm va chạm giữa xương. Trong viêm xương khớp, sụn này có thể bị tổn hại và mòn đi, dẫn đến đau và cứng khớp. 

Bệnh viêm khớp bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có nguyên nhân riêng tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân sau:

  • Các nguyên nhân tại khớp: Thường gặp như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp..
  • Các nguyên nhân ngoài khớp: Thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh Gout), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp) các tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm khớp.

5. Điều trị bệnh viêm khớp như thế nào?

Mục đích của việc điều trị viêm khớp là giảm thiểu những cơn đau cũng như ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp. (Sử dụng túi đá, túi nước ấm để chờm vào khớp hoặc sử dụng thiết bị di chuyển để làm giảm áp lực lên khớp). Cải thiện chức năng khớp của bạn cũng rất quan trọng. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân Viêm xương khớp lựa chọn, nhưng thông dụng nhất và an toàn nhất vẫn là những phương pháp đã được kiểm nghiệm.

  • Điều trị nội khoa (dùng thuốc) thuốc giảm đau, thuốc chống viêm... 
  • Điều trị bằng vật lý trị liệu - phục hồi chức năng: bài tập cho xương khớp, tập dáng đi, châm cứu... 
  • Điều trị bằng châm cứu 
  • Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo, hợp nhất khớp... 

Thời gian gần đây, việc sử dụng các sản phẩm thuốc Đông Y cũng được coi là giải pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân Viêm khớp. Đông Dược từ xưa đến nay vẫn là những bài thuốc có uy tín, tuy không chữa trị bệnh một cách nhanh chóng nhưng Đông Dược lại có tác dụng từ từ và lâu dài đến người bệnh. 

Các thuốc xương khớp Đông dược nhìn chung giúp tái lập cân bằng âm dương, bổ can thận, tăng khí huyết, thông kinh lạc, vừa từ từ làm hết các triệu chứng viêm khớp vừa giúp hạn chế bệnh tái đi tái lại.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm đông y trôi nổi, sử dụng nguồn thảo dược, dược liệu không rõ nguồn gốc, không được kiểm chứng về chất lượng, thậm chí có thể tồn dư thuốc sâu hay bị nấm mốc, giảm chất lượng… gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, thậm chí không hề có tác dụng với bệnh khiến cho người bệnh dần dần có ác cảm, không tin tưởng vào các sản phẩm Đông y.

Giữa một “ma trận” các sản phẩm xương khớp Đông dược, bệnh nhân viêm khớp nên lựa chọn cho mình những sản phẩm uy tín, đã có tên tuổi trên thị trường, đạt chuẩn sản phẩm Đông y thế hệ 2 được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ, được sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới mới thực sự cho tác dụng, hiệu quả trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh lý viêm khớp cũng như hạn chế tái phát lâu dài.

Bên cạnh các phương pháp điều trị, một vài số thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng có thể giúp bạn kiểm soát được viêm khớp.

yen-mach-chua-gluten

Yến mạch là loại hạt cần tránh khi xây dựng chế độ ăn không có gluten

  • Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp của bạn dẻo dai: Bơi lội là một sự lựa chọn tốt cho người bị viêm khớp bởi vì môn thể thao này không đặt áp lực quá lớn lên khớp. 
  • Duy trì hoạt động là quan trọng, nhưng cần nghỉ ngơi để tránh bản thân phải quá sức, điều này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh 
  • Ăn thức ăn có chứa chất chống oxy hóa có thể giảm viêm. Bởi béo phì cũng là một nguyên nhân gây ra viêm khớp. Nên duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh để giảm nguy cơ mắc và tiến triển nặng thêm của viêm khớp.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại