Thứ sáu, 29/03/2024 | 02:41
RSS

Thiếu máu não cục bộ là gì? Biểu hiện & điều trị thiếu máu não cục bộ

Thứ tư, 08/02/2023, 11:49 (GMT+7)

Thiếu máu não cục bộ là bệnh lý thường gặp và dễ bị bỏ qua mà không biết rằng đây là nguy cơ báo trước của một cơn đột quỵ - tai biến mạch máu não nguy hiểm. Cùng tìm hiểu thêm về bệnh thiếu máu não cục bộ nhé!

1. Thiếu máu não cục bộ là gì?

Thiếu máu não cục bộ là hiện tượng rối loạn hoạt động ở não do việc gián đoạn cung cấp máu tạm thời, làm giảm chức năng ở não trong thời gian ngắn và đột ngột (dưới 1 giờ). Có nguy cơ tái phát và là yếu tố dẫn đến hiện tượng nhồi máu não (đột quỵ). 

thieu-mau-nao-cuc-bo

Thiếu máu não cục bộ xảy ra khi một mạch máu đưa máu lên não bị tắc nghẽn, khiến lưu lượng máu đến một khu vực cụ thể bị chậm hoặc dừng hẳn lại. Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não cục bộ:

Theo Tây y:

  • Do xơ vữa động mạch dẫn đến nghẽn tắc nhánh động mạch não.
  • Do hạ huyết áp tư thế đứng, chít hẹp hệ động mạch cảnh hoặc động mạch sống-nền dẫn đến giảm lưu lượng tưới máu toàn thể hay cục bộ.

Theo Đông y:

Đông y xác định căn nguyên gốc rễ của chứng thiếu máu não cục bộ là do huyết hư, ứ trệ dẫn đến máu bị  tắc nghẽn, kém lưu thông. Máu huyết là nguồn sống của não bộ và cả cơ thể, máu ứ tắc ở đâu sớm muộn sẽ sinh bệnh ở đó, thiếu máu não cục bộ cũng không ngoại lệ. 

2. Các biểu hiện của bệnh thiếu máu não cục bộ

Người bị Thiếu máu não cục bộ thường có những biểu hiện như sau:

  • Đau đầu: Đau đầu là một trong những triệu chứng đầu tiên và điển hình của thiếu máu não. Người bệnh thường xuyên bị những cơn đau đầu “ghé thăm” với những mức độ đau khác nhau, từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ thiếu máu não người bệnh đang gặp phải.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Người bệnh thiếu máu não rất dễ bị ù tai dù đang ở trong không gian yên tĩnh và không có gió. Những cơn choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng cũng thường xuyên xảy ra khiến người bệnh mất thăng bằng, té ngã gây thương tích thậm chí là ngất xỉu.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như: mất ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, thường tỉnh giấc vào ban đêm và khó ngủ lại, gặp ác mộng… Chính tình trạng mất ngủ triền miên sẽ dễ khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, không có hứng thú cũng như tinh thần để làm việc.
  • Thay đổi tâm lý: Tâm trạng người bệnh trở nên cáu kỉnh, hay gắt gỏng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ bị kích động.
  • Suy giảm trí nhớ: Thiếu máu não khiến não không nhận đủ lượng máu cần thiết để nuôi tế bào não, chính vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức năng của não. Người bệnh sẽ có biểu hiện suy giảm trí nhớ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Tê bì, nhức mỏi chân tay: Người mắc bệnh thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò.  Ngoài ra, người bệnh còn hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn.

3. Điều trị thiếu máu não cục bộ như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị Thiếu máu não cục bộ, tuy nhiên cũng có một phương pháp phổ biến và được áp dụng nhiều nhất hiện nay như:

3.1. Điều trị thiếu máu não cục bộ theo phương pháp Tây y.

  • Sử dụng thuốc: Aspirin là loại thuốc cơ bản thường được chỉ định để điều trị tắc mạch. Tuy nhiên, việc sử dụng Aspirin cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn chứ không phải trường hợp nào cũng được áp dụng vì nó làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc độ nhớt máu. 
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể thực hiện một vài thủ thuật để loại bỏ cục máu đông gây nên tình trạng thiếu máu não cục bộ bằng cách chèn một ống thông vào động mạch để loại bỏ cục máu đông, giúp lưu thông đường đi của máu đến não.

thuoc-tay-tri-thieu-mau-nao

Đa số phương pháp Tây y mang lại kết quả rõ rệt bằng cách giảm nhanh các triệu chứng khó chịu nhưng thực tế lại không tác động sâu đến căn nguyên bệnh nên thường hiệu quả không duy trì được lâu dài.

Bệnh nhanh tái phát, chưa kể còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ do thuốc và biến chứng sau phẫu thuật có hại cho sức khỏe  

Thiếu máu não cục bộ là bệnh nguy hiểm nhưng không phải không có cách chữa trị. Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về bệnh chính là phương pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân!

thông tin tư vấn

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại