Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:46
RSS

Thoái hoá khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ sáu, 24/02/2023, 17:30 (GMT+7)

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp thường gặp nhất khiến người bệnh biến dạng chi, đau đớn, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế. Lựa chọn được phương pháp cải thiện hiệu quả sẽ giúp giảm đi những hậu quả này, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, có khoảng 20% dân số mắc bệnh thoái hoá khớp, riêng ở Việt Nam số người mắc bệnh này trên 40 tuổi ước tính khoảng 24% dân số cả nước. 

Đáng báo động hơn, thoái hoá khớp không chỉ còn là bệnh của người cao tuổi mà ngày càng có xu hướng trẻ hoá, gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm.

1. Bệnh thoái hóa khớp là gì? 

thoai-hoa-khop-la-gi

Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa ở khớp và quanh khớp, đặc biệt là sụn khớp. Đây là tình trạng viêm thường gặp ở khớp háng, xương sống, khớp gối, gây ra tình trạng cứng khớp và đau nhức ở các khớp, làm giảm khả năng vận động bình thường.

Sụn khớp bình thường sẽ trơn láng, giúp các đầu xương tại khớp có thể hoạt động dễ dàng mà không có sự cọ xát vào nhau. Nếu bị bệnh thoái hoá khớp, lớp sụn đó đã dần bị mỏng đi hoặc có thể mất đi hoàn toàn, do đó các đầu xương khi cọ xát vào nhau sẽ gây ra tình trạng đau, sưng…Nếu không điều trị kịp thời khớp sẽ mất đi hình dáng bình thường.

 2. Các giai đoạn thoái hóa khớp

cac-giai-doan-thoai-hoa-khopThoái hóa khớp thường trải qua gồm 4 giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng

Ở giai đoạn này, người bệnh gần như không thấy có bất kỳ biểu hiện bệnh rõ ràng nào do sụn khớp có thể mới chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Đây cũng là giai đoạn khó phát hiện bệnh nhất cho dù thực hiện biện pháp chụp X-quang.

Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

Giai đoạn này lớp sụn khớp bị tổn thương nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên, gai xương nhỏ đã bắt đầu hình thành, chạm vào các mô trong khớp.

Người bệnh sẽ cảm thấy xương khớp bị cứng, đau nhức khi ngủ dậy hoặc trời lạnh. Chụp X-quang sẽ thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn, có gai xương và khe khớp hẹp đi.

Giai đoạn 3: Biểu hiện trung bình

Tổn thương của sụn khớp gia tăng, có nhiều gai xương kích thước vừa, xương dưới sụn có thể bị biến dạng bề mặt khớp. Dần dần các mô khớp sẽ bị viêm, gây sưng. Người bệnh cảm thấy đau, khó chịu khi hoạt động.

Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng

Các triệu chứng xuất hiện rõ ràng, gai xương lớn, các đầu xương khớp bị bào mòn hoàn toàn hoặc còn lại rất ít, chất nhầy bao quanh khớp giảm rõ rệt. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ bị cứng khớp, viêm, đau, đi lại khó khăn.

 3. Triệu chứng, biểu hiện thoái hóa khớp ở các vị trí

cac-khop-de-thoai-hoa

Thoái hóa khớp thường có các triệu chứng chung như: Đau khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, teo cơ, có tiếng lạo xạo khi cử động, tràn dịch khớp làm vùng khớp bị tổn thương sưng to… 

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở hầu hết các khớp trên cơ thể, tuy nhiên cũng có một số vị trí phổ biến.  Tùy thuộc vào vị trí thoái hóa khớp sẽ có những triệu chứng cụ thể đi kè.

  • Thoái hóa khớp gối: Đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối. Khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống khi phải chịu sức nặng. Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.
  • Thoái hóa khớp háng: Cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối.
  • Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay: Bệnh thường tác động lên vùng gốc của ngón cái và các khớp ngón tay. Các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó, các khớp khiến ngón tay có thể hình thành các nốt cứng, trở nên gồ ghề và cong nhẹ.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đây là loại thường gặp nhất, phổ biển ở dân văn phòng, nó ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy và thường diễn ra trong 30 phút. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần nhưng âm ỉ kéo dài cả ngày và thỉnh thoảng sẽ tăng lên khi người bệnh làm việc nhiều, khiêng vác nặng.
  • Thoái hóa cột sống cổ: Thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện là cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở phía có dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng.
  • Thoái hóa bàn chân: Thoái hóa khớp ở bàn chân thường tác động vào gốc của ngón cái, có thể làm ngón này bị cứng lại hoặc cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.
  • Thoái hóa gót chân: Thoái hóa khớp ở gót chân thường làm bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót vào buổi sáng, khi bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên.

4. Nguyên nhân chính thoái hóa khớp 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá khớp, nhưng 6 Nguyên nhân phổ biến dưới đây được coi là 6 nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Tuổi tác: Tổn thương về sụn khớp có thể tích lũy theo thời gian, đây là lý do tại sao tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.
  • Các chấn thương: Chấn thương do tai nạn, hay do chơi thể thao cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi, ví dụ như: Rách sụn, Trật khớp, Chấn thương dây chằng
  • Di truyền: Thoái hóa khớp có xu hướng di truyền, đặc biệt nếu bạn có khiếm khuyết khớp di truyền. Bạn có nhiều khả năng bị các triệu chứng của thoái khớp nếu cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em của bạn cũng bị thoái hóa khớp.
  • Giới tính: Giới tính cũng đóng một vai trò trong thoái hóa khớp. Nhìn chung, phụ nữ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao hơn đàn ông.
  • Công việc: Người làm việc lao động nặng hay phải duy trì một tư thế trong nhiều giờ như đứng, ngồi xổm, leo cầu thang, … cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao.
  • Cân nặng: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm áp lực các khớp của bạn, đặc biệt là đầu gối và háng. 

5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm khám và dựa vào triệu chứng, tiền sử bệnh để chẩn đoán sơ bộ.
  • Chụp X-quang: Sử dụng phương pháp chụp thoái hóa khớp cho hình ảnh các vị trí khớp có dấu hiệu bị thoái hóa, đau nhức.
  • Chụp MRI: Phương pháp này cho thấy những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp, dây chằng.
  • Nội soi khớp: Đây là phương pháp giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương của khớp.
  • Xét nghiệm máu.

6. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Chữa trị thoái hoá khớp là vấn đề được nhiều người quan tâm, song tùy theo mức độ tổn thương khớp mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

6.1. Vật lý trị liệu 

vat-ly-tri-lieu

Vật lý trị liệu là phương pháp bao gồm: chườm nóng, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp, dùng máy phát sóng ngắn,… Phương pháp này giúp giảm đau, chống viêm, đem lại sự thư giãn cho người bệnh.

6.2. Phẫu thuật

Đây là phương pháp thường được chỉ định khi việc điều trị nội khoa không đem tới hiệu quả và các khớp bị biến dạng nặng, không cử động được. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ điều trị dưới nội soi khớp, cấy ghép tế bào sụn hoặc thay khớp.

6.3. Thuốc tây

Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gồm các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (uống hoặc tiêm), thuốc Corticosteroid tiêm tại khớp và các loại thuốc kích thích tái tạo sụn.

Ngoài ra, còn có acetaminophen hoặc các loại thuốc không kê đơn với tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng bệnh, kèm theo là các thuốc chức năng bổ sung glucosamine và chondroitin để tăng cường sự dẻo dai, tăng sản sinh dịch khớp gối và tế bào sụn.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để dùng.

6.4. Bài thuốc Đông Y

Các bài thuốc Đông y từ các thảo mộc có dược tính chữa trị bệnh đang được áp dụng nhiều bởi hiệu quả lâu dài và an toàn với sức khỏe Thuốc Đông y giúp tái lập cân bằng âm dương, bổ can thận, tăng khí huyết, thông kinh lạc, vừa dần dần làm hết các triệu chứng của thoái hóa khớp vừa hạn chế hiệu quả bệnh tái phát.

Tuy nhiên, không phải cứ Đông y trị thoái hóa khớp là có hiệu quả rõ rệt với người bệnh. Trên thị trường hiện nay tràn lan rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng do đó không có tác dụng rõ rệt hoặc không đủ sức thay thế thuốc tân dược. Người bệnh phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức tìm kiếm, sắc thuốc để dùng và phải kiên trì, tuân thủ sử dụng trong thời gian rất dài mới cho hiệu quả.

Chỉ có sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, được sản xuất theo công thức bí truyền tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp, thực sự giúp cho nhiều bệnh nhân chịu đau đớn khổ sở vì thoái hóa khớp thoát khỏi căn bệnh này.

7. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

7.1. Chế độ dinh dưỡng

khong-uong-ruou-bia

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp

  • Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3, canxi, trái cây, rau có màu xanh đậm. Cụ thể là: sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, cá hồi, cá ngừ, bông cải xanh…
  • Nên kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều muối, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt trâu…).
  • Không sử dụng rượu, bia, nước ngọt có ga, thuốc lá…

7.2. Chế độ tập luyện 

  • Theo các chuyên gia, khi xuất hiện cơn đau cấp tính, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh.
  • Khi những cơn đau khớp qua đi, bệnh nhân nên tập luyện nhẹ nhàng theo ý kiến của bác sĩ.
  • Những môn thể thao phù hợp là: đi bộ, đạp xe đạp, yoga, bơi lội.

thông tin tư vấn

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại