Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau.
Ban đầu là viêm màng khớp dẫn đến sưng đau khớp, sau đó viêm mô khớp gia tăng và lan rộng, mô xương dưới sụn phát triển dần dần phá hủyhuỷ sụn khớp, khớp bị hẹp dần do mòn, mất sụn.
Sụn bị mất nhiều, lộ xương dưới sụn tiếp xúc trực tiếp với nhau làm tăng ma sát gây đau khớp, sưng, cứng khớp và hạn chế vận động, di chuyển kèm theo cơ thể bị suy nhược mệt mỏi, xuất hiện các hạt thấp dị dạng.
Tổn thương do viêm khớp dạng thấp gây ra thường có tính đối xứng của 2 bên cơ thể. Vì vậy, nếu khớp bị ảnh hưởng ở một bên cánh tay hoặc chân, thì bên kia cũng có thể bị. Đây là đặc điểm để bác sĩ dùng để phân biệt với một số dạng viêm khớp khác.
Theo các số liệu thống kê được, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến khoảng 0,24-1% dân số thế giới Bệnh này phổ biến ở nữ giới hơn và tỷ lệ mắc cao nhất là đối tượng trong khoảng từ 65 đến 80 tuổi.
Viêm khớp dạng thấp xảy ra do rối loạn tự miễn, hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công màng hoạt dịch. Đây là lớp màng bao quanh khớp. Kết quả là tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, nếu không được điều trị, cuối cùng sẽ phá hủy sụn - mô liên kết các đầu xương và xương. Đồng thời ảnh hưởng đến gân và cả dây chằng giữ khớp, khiến chúng bị căng ra và dần suy yếu, gây biến dạng khớp.
Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân gây ra rối loạn miễn dịch dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Yếu tố di truyền thường được đề cập đến như là yếu tố nguy cơ hàng đầu gia tăng khả năng mắc viêm khớp dạng thấp. Bệnh cũng thường gặp nhiều ở phụ nữ, người có yếu tố di truyền, người tuổi cao, sức khoẻ yếu, người thừa cân, sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp.
Ở cùng điều kiện giới tính, tuổi tác, yếu tố môi trường nhưng có người bị viêm khớp dạng thấp rất nặng nề nhưng lại có người chỉ bị nhẹ, thậm chí không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.
Đó là do cơ địa bản thân mỗi người ảnh hưởng tới việc kiểm soát bệnh ra sao. Cơ địa cân bằng, khỏe mạnh sẽ hạn chế rối loạn của hệ miễn dịch, cơ thể tự phục hồi được những tổn thương, phục hồi chức năng cơ quan và ngược lại khi cơ địa mất cân bằng, hệ miễn dịch tiếp tục tự tấn công chính cơ thể mình gây nên tổn thương ở khớp.
Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ khởi phát viêm khớp dạng thấp gồm:
Triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp là cứng, sưng đau khớp. Cứng khớp xuất hiện buổi sáng khi vừa ngủ dậy, không thể cử động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp 15-30 phút mới giảm và vận động được. Cứng khớp cũng xuất hiện sau bất động khớp một thời gian dài và phải cử động, vận động nhiều lần mới đỡ.
Sưng nóng, đau khớp, đau nhức dữ dội, thậm chí ấn vào cũng đau, hạn chế vận động, bệnh nặng thì teo cơ, khớp hỏng, dính khớp, biến dạng tay, chân, tàn phế. Sưng đau cứng luôn ở các khớp đối xứng và thường bắt đầu từ những khớp nhỏ như cổ tay rồi theo thời gian bệnh nặng dần lan ra các khớp khác như cổ chân, bàn ngón tay, bàn ngón chân, khớp gối, háng.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh toàn thân nên có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, sút cân, đổ mồ hôi, khô mắt, đau ngực, xuất hiện các hạt thấp dị dạng, ảnh hưởng tới mắt, tim, phổi.
Viêm khớp dạng thấp có thể chia thành 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn I: Viêm tại màng trên khớp có biểu hiện rõ ràng là sưng và đau khớp. Tế bào miễn dịch di chuyển và tập trung đến khớp viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao. Khi chụp X-quang không thấy khớp có xuất hiện tổn thương hoặc thay đổi nào.
Giai đoạn II: Các tổn thương khớp ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn này có sự gia tăng và lan truyền viêm trong mô. Giai đoạn này, có bằng chứng qua hình ảnh X-quang về loãng xương quanh khớp và hủy xương dưới sụn, tuy nhiên không có dị dạng khớp.
Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng do thấy rõ sự mất sụn khớp làm lộ xương dưới sụn. Người bệnh có biểu hiện đau, sưng tấy, khó khăn di chuyển, cứng khớp vào buổi sáng, teo cơ, hình thành các nốt mẩn dị dạng. X-quang cho thấy sự phá hủy sụn và xương cùng với hiện tượng biến dạng khớp.
Giai đoạn IV: Là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp, quá trình viêm giảm dần, đồng thời hình thành các mô xơ và xương cùng (xương kết hợp) dẫn đến mất chức năng khớp.
Các biến chứng của viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện trên nhiều cơ quan, bao gồm:
Bên cạnh đó, một số biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ít gặp hơn như bệnh mạch vành, trầm cảm, thiếu máu...
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm được viêm khớp dạng thấp. Các phương pháp điều trị hiện nay tập trung vào cải thiện triệu chứng, phục hồi chức năng khớp và nâng cao sức đề kháng của cơ thể giúp ổn định tình trạng bệnh.
Việc sử dụng thuốc để điều trị cho các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp theo hai mục đích chính: Điều trị triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh bằng các thuốc chống thấp.
Điều trị triệu chứng: Nhóm thuốc này giúp cải thiện triệu chứng viêm, đau, duy trì khả năng vận động nhưng không thay đổi được tiến triển bệnh.
- Các thuốc kháng viêm phi steroids (NSAIDs): Bao gồm các NSAIDs ức chế chọn lọc COX2 như celecoxib, etoricoxib, meloxicam… hoặc các NSAIDs ức chế không chọn lọc như diclofenac.
- Corticoid: Prednisolone, prednisone hay methyl prednisolone là các corticosteroids có thể được sử dụng ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc theo giai đoạn bệnh và thể trạng của người bệnh (đối với các bệnh nhân nặng, phụ thuộc corticoid kéo dài).
Điều trị thay đổi tiến triển bệnh: Ssử dụng các thuốc chống thấp DMARDs để làm chậm hoặc làm ngừng tiến triển của bệnh, cần điều trị lâu dài và theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong suốt thời gian điều trị.
- Viêm khớp dạng thấp thể mới mắc và thông thường: Khởi đầu bằng DMARDs kinh điển như metrothexate liều thấp, có thể kết hợp với một số thuốc khác như sulfaxaladine hay hydrochloroquine nếu đơn trị liệu không hiệu quả.
- Viêm khớp dạng thấp thể nặng, kháng DMARDs kinh điển: Khi các DMARDs kinh điển không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kết hợp các DMARDs sinh học như các thuốc kháng inter-leukin IL-6, thuốc kháng lympho B...
Chất ức chế TNF: Một số thuốc có thành phần là chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) gồm infliximab, adalimumab, etanercept, certolizumab và golimumab. Theo Hiệp hội bệnh thấp khớp Mỹ (ACR) khuyến cáo nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng nếu DMARDs không đáp ứng điều trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra bổ sung chất ức chế TNF ở người bệnh thất bại bằng điều trị với methotrexate sẽ tốt hơn việc thay thế một DMARD khác. Những thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là nhiễm trùng và tái phát bệnh lao tiềm ẩn.
Phẫu thuật là phương pháp được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân khi việc dùng thuốc không thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp cũng như làm giảm đau và cải thiện chức năng.
Phẫu thuật nội soi: Mục đích để loại bỏ các mô khớp và lớp lót bị viêm, thường được thực hiện ở một số vị trí như đầu gối, hông, khớp ở tay.
Bệnh viêm khớp dạng khớp là bệnh tự miễn có liên quan trực tiếp tới cơ địa, vì vậy phương pháp điều trị bảo tồn, thay đổi cơ địa là cách điều trị tốt nhất để kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh. Các thuốc Đông y là lựa chọn phù hợp giúp cho bệnh nhân tái lập cân bằng âm dương, bổ can thận, tăng khí huyết, thông kinh lạc, từ từ thay đổi cơ địa.Từ đó, dần dần thuyên giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp vừa hạn chế hiệu quả bệnh tái phát.
Mặc dù vậy, không phải cứ thuốc Đông y là có hiệu quả trong việc kiểm soát tốt tình trạng viêm khớp dạng thấp. Để một sản phẩm thực sự phát huy được hiệu quả trong việc điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tthành phần, nguồn gốc công thức sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, phương pháp bào chế, quy trình sản xuất…
Viên khớp Ngự y mật phương là một trong số ít những sản phẩm Đông y trên thị trường có thể đáp ứng được đầy đủ các yếu tố trên. Đây là sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ II của Dược phẩm Nhất Nhất, sản xuất từ các bài thuốc bí truyền Ngự y mật phương tại nhà máy Đông dược hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO cho hiệu quả khác biệt so với các sản phẩm Đông y khác.
Viên khớp Ngự y mật phương đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nặng dai dẳng, đau đớn khổ sở trong suốt thời gian dài nhờ việc từ từ thay đổi, tái lập cân bằng cơ địa, giúp cơ thể phục hồi khả năng tự chữa lành tổn thương, đẩy lùi triệu chứng và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc hay các phương pháp khác để điều trị bệnh, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng cần có cho mình một chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp để cải thiện sức khỏe hỗ trợ hạn chế triệu chứng, phục hồi chức năng vận động cơ thể.
Các bài tập vận động thực sự cần thiết cho người bệnh nhằm phòng ngừa biến chứng co rút gân, dính khớp, teo cơ. Bệnh nhân nên tập luyện ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tập với mức độ từ từ tăng dần, tập nhiều lần trong ngày phù hợp với chức năng sinh lí của khớp.
Ngoài ra việc sử dụng một số bài tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, phẫu thuật chỉnh hình cho bệnh nhân cũng được khuyến khích sử dụng.
Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm như rau quả, ngũ cốc, thịt nạc và sữa ít béo. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ nâng cao sức khỏe, bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Chú ý hạn chế các thực phẩm làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm như các thực phẩm chứa acid no bão hòa, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích (bia rượu)... Bên cạnh đó, điều này giúp duy trì cân nặng vừa phải nhằm giảm áp lực lên các khớp.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính, gây ra rất nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, không được điều trị sớm và đúng cách rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.