I - Các đối tượng thường dễ mắc bệnh đau khớp đầu gối
Tình trạng đau khớp gối, là vấn đề ai cũng có thể đối mặt, tuy nhiên, có một vài đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cụ thể như:
- Vận động viên: Đây là đối tượng có nguy cơ mắc chứng đau khớp gối cao nhất, bởi tần suất sử dụng tới đầu gối ở đối tượng này rất nhiều, đặc biệt là những người tham gia các môn thể thao như chạy bộ, nhảy cao
- Người lớn tuổi: Tỷ lệ mắc chứng đau gối cũng sẽ tăng tỷ lệ thuận với tuổi tác, tức là càng già thì chúng ta càng có nguy cơ dễ mắc bệnh.
- Người thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực cho khớp đầu gối, từ đó dễ dẫn tới viêm đau.
- Những người bị chấn thương đầu gối trước đó: Những người trước đây đã bị chấn thương đầu gối, chẳng hạn như rách dây chằng, rách sụn chêm, sẽ dễ bị đau đầu gối hơn trong tương lai.
- Người làm nghề hay phải vận động chân: Những công việc yêu cầu người làm thường xuyên phải quỳ gối, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng sẽ góp phần gây đau đầu gối.
- Yếu tố di truyền: Các thế hệ trước nếu mắc bệnh đau gối có nguy cơ di truyền cho thế hệ sau cao.
II - Nguyên nhân gây đau khớp gối
1. Chấn thương đầu gối
Khớp gối là dạng khớp có cấu tạo lớn và đảm nhận trọng trách nâng đỡ toàn bộ cơ thể, hỗ trợ di chuyển và giảm lực trong các hoạt động thể chất hàng ngày. Do vậy nếu bị chấn thương đầu gối thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc và chức năng của khớp gối, cụ thể như sau:
- Cấu trúc khớp bị phá vỡ: Khi có chấn thương xảy ra, các cấu trúc của khớp gối như xương, sụn, dây chằng, gân và các mô mềm có thể bị tác động và hư hỏng, từ đó sẽ dẫn đến đau. Ví dụ rách dây chằng chéo trước (ACL), có thể gây đau và khiến đầu gối giảm sự vững vàng.
- Viêm và sưng: Các kiểu chấn thương gối thường dẫn đến viêm và sưng. Phản ứng viêm trong cơ thể sẽ gây đau và khó chịu. Vết sưng cũng gây áp lực lên các mô và dây thần kinh xung quanh, dẫn đến đau nhức và khó cử động.
- Ảnh hưởng dây thần kinh: Khớp gối chứa một mạng lưới dây thần kinh dày đặc. Khi gặp chấn thương, các dây thần kinh ở khu vực này có thể bị kích thích hoặc chèn ép, gây đau.
- Thay đổi cơ chế sinh học: Chấn thương đầu gối có thể phá vỡ cơ chế sinh học bình thường của khớp. Cơ chế sinh học bị thay đổi có thể gây thêm áp lực cho các cấu trúc khác trong khớp gối, dẫn đến đau và rối loạn chức năng.
- Mất cân bằng cơ thứ cấp: Chấn thương đầu gối có thể dẫn đến mất cân bằng cơ xung quanh khớp gối. Khi một số cơ yếu hoặc không hoạt động bình thường, nó có thể làm tăng áp lực lên các cấu trúc khác, dẫn đến đau.
Một số chấn thương đầu gối thường gặp bao gồm:
- Chấn thương ACL: Là tình trạng tổn thương ở dây chằng chéo trước, một trong 4 dây chằng, có chức chức năng trong việc nối xương ống chân và xương đùi. Loại chấn thương này thường gặp những người ai chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá bóng chuyền… vì phải vận động linh hoạt, và thay đổi khớp gối liên tục.
- Gãy xương: Có thể bị gãy khi bị ngã hoặc tai nạn xe, hoặc những người bị suy giảm mật độ xương có nguy cơ dẫn tới loãng xương cũng có nguy cơ bị gãy xương.
- Tổn thương sụn: Sụn có chức năng rất quan trọng đối với quá trình vận động, sụn cứng hay dẻo dai sẽ tác động trực tiếp tới khớp gối. Vì vậy, nó khá dễ bị tổn thương nếu người bệnh vặn đột ngột hay khi khớp gối chịu áp lực lớn nhiều ngày liên tiếp.
- Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Khi đầu gối xảy ra một chấn thương nào đó sẽ ảnh hưởng tới viêm bao hoạt dịch.
- Viêm gân bánh chè: Viêm gân có thể tác động tới một hoặc nhiều điểm gân khác nhau. Tình trạng này dễ gây ra các vấn đề khi bị tổn thương xương bánh chè và nó có thể gây tổn thương từ bánh chè đến xương ống chân.
2. Hội chứng dải chậu chày (ITBS)
Hội chứng dải chậu chày (ITBS) là một chấn thương do sử dụng quá mức các mô ở mặt ngoài của đầu gối. Dải xương chậu (dải IT) là một dải mô sợi dày chạy từ hông xuống đầu gối. Nó có vai trò giúp ổn định khớp gối khi vận động. Khi mắc hội chứng ITBS, dải IT bị kích ứng và viêm, dẫn đến đau và khó chịu.
3. Trật khớp xương bánh chè
Trật khớp xương bánh chè xảy ra khi xương bánh chè bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường trong khớp gối, hiện tượng này sẽ gây ra tình trạng đau nhức khớp gối vì một số lý do sau:
- Tổn thương các cấu trúc xung quanh: Khi trật khớp xương bánh chè sẽ khiến các dây chằng bị kéo căng, gây chấn thương các gân và mô mềm khác, điều này có thể dẫn đến đau, viêm và sưng.
- Tổn thương sụn: Trật khớp xương bánh chè cũng gây tổn thương phần sụn khớp. Sụn đóng vai trò là tấm đệm hấp thụ lực và giúp chuyển động trơn tru, vì vậy khi nó bị chấn thương sẽ tạo ra cảm giác đau và khó chịu.
- Kích thích dây thần kinh: Sự dịch chuyển của xương bánh chè cũng có thể dẫn đến kích thích hoặc chèn ép các dây thần kinh xung quanh khớp gối. Các sợi thần kinh này nhạy cảm với áp lực cơ học và khi bị đè nén hoặc kéo căng trong quá trình trật khớp, chúng có thể tạo ra các tín hiệu đau.
- Mất cân bằng và mất ổn định cơ: Hiện tượng này cũng có thể dẫn đến mất cân bằng cơ xung quanh khớp gối. Các cơ kiểm soát chuyển động của xương bánh chè có thể trở nên yếu đi, từ đó dẫn đến mất ổn định và nguy cơ trật khớp cao hơn.
- Lực cản lồi cầu sau: Trong một số trường hợp, khi trật khớp xương bánh chè, nó có thể tác động đến các cấu trúc xương của khớp gối, đặc biệt là các lồi cầu xương đùi ở phía sau đầu gối. Điều này có thể gây thêm đau đớn và có khả năng dẫn đến bầm tím hoặc tổn thương xương.
4. Thoái hóa khớp
Đây là tình trạng phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau khớp gối ở người cao tuổi. Theo thời gian khớp gối ngày càng bị lão hóa và bào mòn, điều này càng làm cho những cơn đau nhức trở nên khó chịu do khớp gối có dấu hiệu sưng, cứng.
5. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, thường làm ảnh hưởng tới các khớp xương đối xứng như tay, chân và trong đó có khớp gối. Đây là tình trạng bệnh mạn tính và mức độ nghiêm trọng của mỗi người đều không giống nhau. Có trường hợp điều trị là có thể khắc phục tình trạng hiệu quả nhưng có người thì cơn đau vẫn không thể thuyên giảm.
6. Bệnh gout
Bệnh gout xảy ra khi lượng axit uric tích tụ thừa trong cơ thể, điều này dẫn tới cơn đau khớp gối khó chịu. Mặc dù nó có xu hướng biểu hiện ở ngón chân cái, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp tinh thể axit uric hoặc cục tophi sẽ hình thành và lắng đọng cả ở khớp đầu gối, từ đó gây đau nhức.
7. Nhiễm trùng khớp gối
Ngoài ra, tình trạng đau khớp xảy ra, đôi khi có thể là do đầu gối bị nhiễm trùng nếu khớp gối trước đó không bị chấn thương hoặc tổn thương nào gây hại đầu gối và nó xuất hiện với các triệu chứng điển hình như: Sưng, đỏ, đau và thậm chí có thể dẫn tới sốt. Tình trạng viêm khớp gối bị nhiễm trùng sẽ tiến triển nhanh chóng hơn so với những trường hợp khác, do đó nó sẽ dễ gây ra tổn thương nhiều tới lớp sụn đầu gối.
8. Các yếu tố khác
Bên cạnh đó, có một vài nguy cơ tác động từ bên ngoài khiến nguy cơ đối mặt với bệnh đau khớp gối càng tăng cao:
- Thừa cân, béo phì.
- Thiếu tính linh hoạt cơ các cơ và các cơ yếu khiến dễ tăng nguy cơ đau khớp gối.
- Tác động từ một vài môn thể thao và do tính chất công việc đặc thù, sử dụng nhiều tới chức năng khớp gối.
- Người bệnh đã từng xảy ra chấn thương trước đấy sẽ dễ có nguy cơ bị chấn thương lại.
Thông thường, mọi người thường cho rằng nguyên nhân gây bệnh đều là những nguyên nhân trên gây ra. Nhưng bạn có bao giờ cho rằng, nguyên nhân gốc rễ của bệnh đau khớp gối là do yếu tố cơ địa?
Theo đông y, xương khớp là bệnh mạn tính và do cơ địa dễ sinh bệnh, cùng với chế độ sinh hoạt không khoa học sẽ càng dẫn tới bệnh trở nên nghiêm trọng. Cụ thể, khi bạn có cùng độ tuổi, cùng môi trường sinh hoạt, cùng chế độ ăn uống… nhưng bạn mắc bệnh còn người khác thì không.
III - Các triệu chứng thường gặp khi bị đau đầu gối
Vị trí, cường độ và tần suất cơn đau khớp gối ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung người bệnh đều xuất hiện những triệu chứng sau:
- Khớp đỏ, sưng tấy.
- Chạm vào khớp cảm thấy nóng hơn vùng da khác.
- Khớp gối yếu dần và khó khăn trong quá trình di chuyển.
- Có thể nghe thấy tiếng lục cục hoặc lạo xạo.
- Khớp gối cứng, đôi khi mất khả năng duỗi thẳng chân.
IV - Chứng đau khớp đầu gối có nguy hiểm không?
Không phải tình trạng đau khớp nào cũng nghiêm trọng và gây ra hậu quả khó lường, tuy nhiên, ở một vài chấn thương hay các bệnh lý xương khớp khác. Điều này làm ảnh hưởng như viêm xương khớp có thể khiến cơn đau tăng lên nhiều hơn, quá trình tổn thương diễn ra nhanh và nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới tàn tật. Đây sẽ là những biến chứng khi người bệnh không điều trị bệnh đúng cách.
V - Điều trị đau khớp gối như thế nào?
Sau khi tìm ra được đúng nguyên nhân gây ra cơn đau khớp gối, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp để có thể giúp người bệnh cải thiện được cơn đau, ngăn khả năng tiến triển bệnh.
Đối với những trường hợp đau khớp gối nhẹ, ban đầu người bệnh sẽ được đưa ra hướng điều trị như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau.
- Nghỉ ngơi, để giảm áp lực cho khớp gối, tránh vận động quá sức khiến cơn đau nặng hơn và phát sinh ra nhiều tổn thương khác.
- Dùng biện pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng để làm dịu cơn đau.
- Băng ép để cố định và ổn định khớp gối.
- Khi ngồi hoặc nằm, người bệnh nên dùng gối cao hoặc đồ vật gì mềm để kê chân lên cao.
Ngược lại, nếu trường hợp đau khớp gối nặng hơn, người bệnh thường được đưa ra hướng điều trị, cụ thể như sau:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Thuốc kháng sinh giảm đau, kháng viêm, chống viêm không steroid, các loại thuốc điều trị xương khớp nằm trong danh sách thuốc kê đơn.
- Vật lý trị liệu: Tập trung trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng các cơ xung quanh đầu gối và để các khớp được ổn định hơn, lấy lại tính linh hoạt cho khớp gối.
- Thuốc tiêm khớp: Bác sĩ sẽ lựa chọn và chỉ định loại thuốc phù hợp với người bệnh. Thuốc tiêm giúp giảm các triệu chứng và đem lại hiệu quả sau vài tháng, cùng với đó giúp người bệnh tăng khả năng vận động.
- Phẫu thuật: Đây gần như lựa chọn cuối cùng của các bác sĩ chuyên khoa khi áp dụng những phương pháp trên và không đem lại hiệu quả. Phẫu thuật bằng việc thay thế và tái tạo lại khớp, để từ đó lấy lại chức năng vận động cho người bệnh.
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, bệnh xương khớp theo đông y là tình trạng mạn tính và thuộc về cơ địa. Chính vì vậy, hướng điều trị đúng và mang lại hiệu quả là vừa giảm được triệu chứng, vừa tác động từ gốc rễ giúp thay đổi cơ địa.
Sản phẩm Đông y thế hệ 2 - Viên khớp Ngự y mật phương mang lại hiệu quả vượt trội có thể giảm triệu chứng và đưa cơ địa về trạng thái cân bằng. Bằng cách giúp tái tạo sụn khớp và lấy lại khả năng vận động ngay cả trong trường hợp cứng khớp, khó khăn trong quá trình vận động. Sau một thời gian sử dụng, người bệnh có thể cảm nhận được tình trạng có cải tiến rõ rệt, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, ngăn bệnh tái phát lại.
VI - Lưu ý để phòng tránh, hạn chế đau đầu gối
Xương khớp khi đã là bệnh mạn tính và do cơ địa gây ra thì khó có thể đảm bảo rằng cơn đau khớp gối được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh nên tích cực, lưu ý những vấn đề dưới đây để có thể hạn chế bệnh tiến triển nặng, tái phát và giảm cơn đau hiệu quả.
- Nên dừng lại những bài tập vận động nặng làm ảnh hưởng tới khớp gối.
- Chỉ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và nên từ từ tăng dần thời gian tập luyện để phù hợp với thể trạng của bản thân.
- Chú ý cách tập đúng tư thế, mỗi ngày dành khoảng 30 phút tập luyện.
- Đối với các trường hợp mạn tính hoặc chấn thương khớp gối tái phát, người bệnh nên cân nhắc lựa chọn môn bơi lội trong khoảng 1 tuần.
- Kiểm soát cân nặng, tránh để tình trạng thừa cân, béo phì.
- Sử dụng miếng bó gối trong quá trình chơi thể thao để bảo vệ khớp gối.
- Lựa chọn giày thể thao phù hợp.
Đau khớp gối xảy ra khi khớp gối chịu áp lực, gây ra tổn thương. Nó có thể là do bất cứ nguyên nhân nào gây ra, vì vậy, khi thấy bất cứ triệu chứng nào liên quan đến khớp gối, người bệnh nên tới các cơ sở y tế thăm khám, tránh chủ quan, dẫn tới bệnh không được điều trị trong thời gian dài, lâu ngày ảnh hưởng tới quá trình điều trị và đối mặt với biến chứng khó lường.