Bệnh gout (trong Đông y được gọi là chứng Thống phong) là căn bệnh viêm khớp, đây là hệ quả của tình trạng lắng đọng các tinh thể urate tại các khớp gây viêm tại chỗ, có biểu hiện cấp tính dữ dội với các cơn đau gout cấp đến bất chợt và có thể tiến triển thành thể mạn tính.
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hội chứng acid uric trong máu cao với bệnh gout, tuy nhiên không phải tất cả những trường hợp acid uric máu cao là mắc bệnh gout và ngược lại, một số trường hợp bệnh nhân có triệu chứng điển hình của gout nhưng khi xét nghiệm máu cho kết quả acid uric máu ở mức bình thường.
Vì vậy, nồng độ acid uric máu cao chỉ là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến gout, bên cạnh yếu tố di truyền, đột biến gen, rối loạn chuyển hóa, cơ địa mất cân bằng….
Với những người mắc phải gout, họ luôn ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi mỗi khi nghĩ về các biến chứng của bệnh.
Ngoài những cơn đau cực độ gây toát mồ hôi hột đến bất chợt giữa đêm khuya và có tần suất ngày càng tăng lên hay những ngày đầu ngón chân sưng vù, không xỏ nổi vào đôi dép đi trong nhà, một số trường hợp bệnh nhân bị vỡ các hạt tophi (là các hạt chứa tinh thể urate kết tinh) tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức khớp gây viêm khớp, nhiễm khuẩn khớp, nghiêm trọng hơn là nhiễm khuẩn huyết.
Bản thân các hạt tophi thường gặp ở những bệnh nhân gout mạn tính cũng đã gây biến dạng các khớp, do đó dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, nặng hơn nữa có thể dẫn đến tàn phế.
Không chỉ gây ra biến chứng ảnh hưởng tới hệ thống xương khớp, bệnh gout mạn tính còn gây nên tình trạng lắng đọng urate tại thận dẫn tới sỏi thận.
Lúc này, thận bị ứ nước, ứ mủ, dần dần làm suy giảm chức năng thận kéo theo suy thận, tăng huyết áp. Trường hợp các tinh thể urate lắng đọng, kết tinh dưới da tạo thành các u, cục gây đau đớn và mất thẩm mĩ người bệnh.
Ở những bệnh nhân mắc gout mạn tính, cơ thể thường xuất hiện các bệnh mắc kèm thường gặp như tiểu đường, béo phì, tim mạch, tăng lipid máu…. Bệnh gout có thể gây nên các biến chứng nặng nề hơn khi cơ thể phải chống chọi cùng lúc với cả gout và với các bệnh trên. Ngoài ra, các phản ứng có hại của thuốc (ADR) cũng thường xuyên xảy ra khi bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị các bệnh mắc kèm trong tiền sử mắc gout mạn tính.
Chẳng hạn, cần tránh dùng NSAIDs ở bệnh nhân suy thận mạn và những người đang dùng thuốc chống đông máu, sử dụng prednisone (corticoid) liều cao gây tăng cân, tăng huyết áp và mất kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn khi điều trị bằng colchicine cũng tăng lên ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính.
Với bản chất là bệnh khớp mạn tính, liên quan tới vấn đề rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, rất khó để bệnh nhân có thể được chữa khỏi hẳn bệnh gout. Chỉ có một số trường hợp bệnh nhân được phát hiện sớm, lượng tinh thể urate lắng đọng trong các khớp còn ít và có cơ địa được phục hồi cân bằng và phù hợp với liệu pháp điều trị mới có thể điều trị khỏi hẳn bệnh gout.
Tuy nhiên, các bệnh nhân đã được điều trị dứt điểm vẫn cần tuân thủ theo chế độ ăn uống, sinh hoạt được kiểm soát, hạn chế nguồn purin đi vào cơ thể để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
Hiện nay với các trường hợp gout cấp tính, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng các thuốc tân dược thuộc các nhóm giảm đau, chống viêm (NSAIDs, corticoid liều cao), các thuốc làm giảm nồng độ acid uric máu (colchichin, allopurinol) cho tác dụng nhanh và có hiệu quả đối với các cơn đau gout cấp.
Các thuốc này chỉ có tác dụng hiệu quả với các triệu chứng bệnh ở giai đoạn sớm chứ không thể tác động tới bản chất bệnh học của bệnh gout - CƠ ĐỊA.
Từ xa xưa, chứng thống phong đã được mô tả chi tiết trong các y văn đông y cổ phương như: “Thống phong là do phong hàn thấp hoặc phong thấp nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào kinh mạch; kèm theo công năng thăng thanh giáng trọc của tạng thận và tỳ bị rối loạn làm cho trọc độc bị ứ ở trong.”
Có rất nhiều bài thuốc trị thống phong đã được tổng kết, lưu truyền từ đời này qua đời khác mà trong đó nổi bật lên là bài thuốc Ngự y mật phương chuyên trị thống phong (gout) của Thái y viện triều Nguyễn.
Với Đông y, căn cốt để điều trị hiệu quả các bệnh mạn tính là cơ chế đa đích đa tác dụng, tác động vào cả căn nguyên và triệu chứng. Bài thuốc Ngự y mật phương chuyên trị gout không chỉ giúp giảm đau, kháng viêm, hạn chế triệu chứng mà còn giúp bổ can thận, cường gân cốt, tái lập lại cơ địa cân bằng, từ đó giúp cơ thể tự phục hồi và kiểm soát bệnh.
Tuy nhiên không phải cứ sản phẩm Đông y là sẽ cho tác dụng, hiệu quả ngăn ngừa bệnh gout tái phát, chỉ có những sản phẩm Đông y thế hệ 2, được bắt nguồn từ bài thuốc Ngự y mật phương bí truyền, có nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả và được sản xuất tại nhà máyhiện đại đạt chuẩn GMP-WHO mới giúp kiểm soát và ngăn ngừa tái phát bệnh gout vượt trội. Nhờ vậy mà sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 này đã chữa được cả những ca gout rất nặng, đau đớn khổ sở, bị tái phát thường xuyên kể cả khi ăn uống đã kiêng khem mà trước đó bệnh nhân đã chữa ở nhiều bệnh viện, lương y không kết quả.