Thứ năm, 18/04/2024 | 12:30
RSS

4 Cách trị đau dạ dày bằng quả sung đơn giản, hiệu quả

Thứ tư, 15/03/2023, 16:06 (GMT+7)

Trị đau dạ dày bằng quả sung đã được dân gian tin dùng và lưu truyền rộng rãi bao đời nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến và sử dụng bài thuốc này đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 4 cách trị đau dạ dày bằng quả sung vừa đơn giản lại hiệu quả ai cũng thực hiện được.

I - Quả sung có thể chữa đau dạ dày không?

Vì giá thành rẻ, dễ kiếm mà từ lâu sung đã trở thành nguyên liệu để chế biến những món ăn quen thuộc, gần gũi với người dân: Sung muối, nộm sung tai heo, sung kho cá… Cũng vì vậy mà không phải ai cũng biết đến sung với tư cách là một vị thuốc.

Theo đông y

Đông y cho hay quả sung có tính bình, mở đầu bằng vị chát nhưng kết thúc lại thấy ngọt nhẹ. Sung có công dụng nhuận tràng, thải độc nên được sử dụng trong các bệnh về đường tiêu hoá. 

Trong sung còn chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP - Một loại vi khuẩn gây Viêm loét dạ dày Ngoài ra, hàm lượng tanin cao trong sung sẽ hỗ trợ tăng cường lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày & giúp các vết viêm loét chóng phục hồi.
quả sung có trị đau dạ dày được không

Theo tây y

Theo Tây y, sung chứa khá nhiều tanin, glucose, saccarose, shikimic, citric, malic... Một số nguyên tố vi lượng như photpho, canxi, kali… cùng các vitamin B1, C… Giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Hợp chất Tanin trong sung giúp kiềm chế các gốc tự do sản sinh. Trong trường hợp này, tanin có tác dụng làm lành các vết loét trong niêm mạc dạ dày, hạn chế quá trình tăng tiết acid dịch vị.

Ngoài ra, prebiotic trong sung còn có tác dụng hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột, giúp dạ dày hoạt động tốt và dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng phần dịch nhựa tiết ra từ sung có khả năng ức chế sự phát triển và phân chia tế bào ung thư dạ dày trong cơ thể.

ĐỌC NGAY: Cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi

II - Những cách điều trị đau dạ dày bằng quả sung phổ biến

1. Mẹo trị đau dạ dày bằng quả sung và dầu oliu

Nguyên liệu: 

- Sung tươi: 1kg.

- Dầu ô liu: sử dụng dầu oliu nguyên chất.
chữa đau dạ dày với quả sung và dầu oliu

Quy trình thực hiện:

- Rửa sạch sung rồi sấy khô, cho vào bình thuỷ tinh.

- Cho dầu oliu vào bình thuỷ tinh để vừa đủ ngập mặt sung. 

- Đậy thật kín nắp, để nơi râm mát và khô ráo. Sau khoảng 1 tháng là có thể mang ra sử dụng.

Lưu ý: Mỗi ngày chỉ ngậm từ 2 -3 quả sung và dùng liên tục trong ít nhất 1 tháng.

ĐỌC CHẬM: Cách dùng nghệ tươi trị đau dạ dày

2. Cách chữa đau dạ dày với sung, lươn và nghệ

Lươn om với sung không chỉ dừng lại là một món ăn ngon, giá trị dinh dưỡng cao mà khi kết hợp với nghệ còn cho tác dụng trị dạ dày hiệu quả. Các nguyên liệu chúng ta cần đến chỉ đơn giản là sung, lươn và nghệ.

Nguyên liệu:

- Lươn đồng: 500gr.

- Sung: 30 quả.

- Nghệ tươi: 1 nhánh.
Cách chữa đau dạ dày với sung, lươn và nghệ

Cách làm:

- Sung rửa thật sạch, loại bỏ hết nhựa, bổ đôi và ngâm nước muối trong 30 phút.

- Lươn bỏ ruột, làm sạch hết nhớt, để cho ráo nước rồi cắt miếng vừa ăn.

- Ướp lươn, sung và nghệ cùng với gia vị theo khẩu vị vừa ăn ( nước mắm, mì chính...).

- Sau khi ướp gia vị cho vào nồi (là nồi đất thì hương vị sẽ ngon hơn), đổ thêm nước và om để đến khi cạn.

3. Hết đau dạ dày chỉ với cháo sung

Với những người bị đau dạ dày trào ngược, cháo sung đem lại hiệu quả tương đối cao và cực kỳ dễ làm.

Nguyên liệu:

- Gạo: Nửa bát con.

- Sung: 15 quả.

- Đường phèn: 20g.
cháo sung chữa đau dạ dày

Quy trình thực hiện:

  • Sung rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn.
  • Vo gạo sạch, nấu với khoảng 1 lít nước lọc. Trong quá trình nấu thường xuyên khuấy đều để cháo không bị khê.
  • Sau khi cháo đã sôi được 10 phút, chúng ta cho sung và đường phèn vào. Ninh đến khi nhừ là ăn được.

4. Bài thuốc chữa đau dạ dày với bột quả sung

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Sung tươi, non: 3kg.
  • Muối.

bột quả sung trị đau dạ dày

Quy trình thực hiện:

  • Sung rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng tầm 20 phút.
  • Sau khi ngâm để cho ráo nước. Tiếp theo bổ làm đôi, phơi khô để sao vàng và tán thành bột cho thật mịn.
  • Đổ bột sung vào hũ đậy kín nắp, bảo quản nơi mát là dùng được lâu dài.
  • Khi uống thì lấy 2 thìa cà phê bột sung rồi hoà tan với 100ml nước ấm rồi uống. 

Lưu ý: Uống trước ăn 30 phút đến 1 tiếng, mỗi ngày 2 -3 lần.

ĐỌC NGAY: Đau dạ dày nên uống thuốc gì?

III - Những lưu ý khi dùng quả sung điều trị đau dạ dày

Việc trị đau dạ dày bằng quả sung mặc dù đơn giản và dễ làm. Tuy nhiên người bệnh cũng phải lưu ý một số điều cơ bản sau đây:

- Tuỳ vào cơ địa mà bài thuốc sẽ phát huy công dụng khác nhau, cho dù bạn dùng bất kỳ bài thuốc nào đi nữa thì điều tiên quyết là phải duy trì để đạt hiệu quả tối đa. 

- Ngoài những tác dụng tốt cho dạ dày thì sung còn làm giảm cholesterol và hàm lượng glucose trong máu. Vậy nên những người bị huyết áp thấp được khuyên không sử dụng để phòng tránh nguy hiểm không đáng có. 

- Sung khi sử dụng quá nhiều có thể gây tình trạng táo bón. Vì vậy chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ để đảm bảo hệ tiêu hoá không bị ảnh hưởng. 

- Hãy sử dụng trước một lượng nhỏ để xem cơ thể có kích ứng không, tránh trường hợp dị ứng với các thành phần có trong sung. 

- Vitamin K trong sung có tác dụng đẩy nhanh quá trình đông máu. Do đó nếu bạn đang dùng các loại thuốc liên quan đến làm loãng máu thì không nên chữa đau dạ dày bằng quả sung.

- Ngoài ra bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để chọn ra bài thuốc phù hợp với bản thân bạn nhé.
lưu ý chữa đau dạ dày với quả sung

Bên cạnh đó, để việc chữa bệnh đau dạ dày được hiệu quả hơn, người bệnh cân nhắc kiêng một số đồ cay nóng, thức phẩm dầu mỡ và luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái. Vì lo âu, stress kéo dài cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng loét dạ dày.

Trị đau dạ dày bằng quả sung mặc dù lành tính, hiệu quả cũng tương đối cao. Tuy nhiên đây chỉ là một dược liệu tự nhiên và hoàn toàn không có khả năng trị tận gốc bệnh dạ dày. Thậm chí tuỳ theo từng cơ địa người bệnh mà bài thuốc này mới có tác dụng.

Trường hợp khi sử dụng được một thời gian dài nhất định mà không thấy tiến triển, để tránh biến chứng nguy hiểm người bệnh nên đi khám để thay đổi phương pháp khác hiệu quả hơn.

thông tin tư vấn

Ds Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại