Chủ nhật, 19/01/2025 | 09:14
RSS

Đau khớp ngón tay trỏ là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Thứ năm, 26/10/2023, 07:09 (GMT+7)

Hiện tượng khớp ngón tay trỏ bị đau chủ yếu bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: chấn thương, ngón tay hoạt động quá nhiều hoặc do một số bệnh lý liên quan tới xương khớp. Mức độ đau sẽ không giống nhau ở mỗi người, tùy vào thể trạng, nguyên nhân gây đau, mức độ ảnh hưởng mà từng người sẽ có sự cảm nhận khác nhau.

I - Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay trỏ

Là một trong những ngón tay có tần suất sử dụng rất nhiều, hầu hết mọi công việc trong cuộc sống chúng ta đều cần dùng tới, vì vậy có thể có rất nhiều lý do sẽ dẫn tới việc bị đau khớp ngón tay trỏ, dưới đây là một số nguyên nhân được cho là phổ biến nhất:

  • Chấn thương: Đôi tay nói chung và ngón tay trỏ nói riêng luôn là bộ phận tham gia vào mọi hoạt động thường nhật, vì thế nếu không may gặp các tai nạn khiến ngón tay trỏ bị tổn thương hay chấn thương thì đều sẽ dẫn tới chứng đau khớp. Chấn thương có thể kích thích cơ thể sinh ra phản ứng viêm, đau nhức vùng khớp ngón tay và làm giảm cử động của ngón tay.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là một kiểu rối loạn miễn dịch, khi mà hệ miễn dịch cho rằng màng hoạt dịch quanh khớp ngón tay trỏ là tác nhân ngoại lai xấu và tiến hành tấn công tiêu diệt, khi đó lớp màng hoạt dịch sẽ bị tổn thương và gây ra phản ứng viêm, tạo ra cơn đau nhức.
  • Thoái hóa khớp ngón tay: Khi càng lớn tuổi thì phần sụn, mô và gân quanh khớp ngón tay trỏ ngày càng bị suy giảm nên khiến phần xương giữa các đốt ngón tay bị va chạm & ma sát vào nhau nên gây ra những cơn đau nhức khá khó chịu. Ngoài ra ngón tay cũng trở nên cứng hơn và khó cử động hơn.
  • Hội chứng ống cổ tay: Khi dây chằng ở cổ tay bị viêm, sưng sẽ chèn ép lên nhóm dây thần kinh bóc tách cổ tay (median nerve) và tạo ra các cảm giác như đau, tê bì, giảm cảm nhận ở các ngón tay (trừ ngón cái). Tuy sẽ không trực tiếp tạo ra cơn đau khớp ngón tay trỏ, nhưng nhiều trường hợp người bệnh sẽ thay đổi cách dùng tay để tránh bị đau hoặc tê do Hội chứng ống cổ tay, từ đó có thể tạo ra áp lực và căng thẳng lên ngón tay trỏ và gây đau khớp.
  • Chứng ngón tay cò súng: Tình trạng này khiến cho các ngón tay luôn uốn cong hình cò súng, hội chứng này có thể gây ảnh hưởng tới tất cả ngón tay, trong đó có ngón tay trỏ. Người mắc bệnh ngón tay cò súng còn mắc triệu chứng: cứng khớp ngón tay trỏ (đặc biệt là vào buổi sáng), ngón tay trỏ thường xuyên ở tư thế uốn cong khó duỗi thẳng, sưng ngón trỏ, đau nhiều hơn khi cử động. Hội chứng ngón tay cò súng thường xảy ra phổ biến ở những người phụ nữ trên 50 tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp.
  • Bệnh Gout: Có thể gây ra cơn đau nghiêm trọng ở vùng khớp ngón tay, trong đó có ngón tay trỏ. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến nhiều khớp khác như: khớp đầu gối, khớp háng, khớp cổ chân… làm giảm vận động ở tay chân và sưng viêm trầm trọng.
  • Hội chứng De Quervain: Còn có tên gọi khác là viêm gân cơ dạng co duỗi ngón tay cái, thường gây ra biểu hiện đau nhức ngón cái, cơn đau có thể lan rộng ra ngón tay trỏ. Người bệnh càng hoạt động nhiều ở vùng bàn tay thì cơn đau càng tăng nặng hơn, làm hạn chế cử động ở bàn tay. Ở giai đoạn tiến triển của bệnh, người bệnh thường có cảm giác các động tác ở ngón tay trỏ và ngón tay cái bị giật cục. Nếu xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì có thể phải phẫu thuật ngón tay để phục hồi hoạt động chức năng. Hội chứng De Quervain thường gặp ở những người phụ nữ hay làm công việc nội trợ (bế con, rửa bát nhiều, là ủi quần áo), người làm việc văn phòng, người cao tuổi hay phụ nữ mang bầu.

nguyên nhân đau khớp ngón tay trỏ

II - Chẩn đoán chứng đau khớp ngón tay trỏ ra sao?

Trước khi tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng đau khớp, các bác sĩ sẽ thăm khám các biểu hiện cụ thể của người bệnh để khoanh vùng các nguyên nhân có thể dẫn đến đau khớp ngón tay trỏ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh nhân về thời điểm phát bệnh, tính chất cơn đau khớp ngón tay trỏ để đánh giá mức độ bệnh.

Sau khi đã nắm được sơ bộ tình hình của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm tiến hành để chẩn đoán nguyên nhân của bệnh. Chẳng hạn như các xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang khớp ngón tay trỏ: Phương pháp này giúp bác sĩ có thể phát hiện ra vấn đề bất thường ở khớp ngón tay trỏ, chẳng hạn như thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc gãy xương ngón trỏ.
  • Chụp cộng hưởng từ khớp ngón tay trỏ (MRI): Đây là biện pháp chẩn đoán cực kỳ hiện đại cho phép nhận diện được tổn thương dây thần kinh hoặc mô mềm.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Được áp dụng trong các trường hợp đau khớp ngón tay trỏ không rõ nguyên nhân, phát hiện ra những dấu hiệu bất thường tiềm ẩn khu vực khớp ngón tay.
  • Điện cơ học: Cho phép chẩn đoán mức độ tổn thương dây thần kinh gây ra đau khớp ngón tay trỏ, ngoài ra điện cơ học còn có thể đánh giá được chức năng dẫn truyền của các dây thần kinh vùng ngón tay trỏ.

chụp x quang chuẩn đoán đau ngón trỏ

III - Cách điều trị chứng đau khớp ngón tay trỏ

Đau khớp ngón tay trỏ nếu không được chữa kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hại tới chức năng vận động ở ngón tay, bàn tay. Từ đó làm giảm hiệu suất làm việc, học tập và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bạn có thể tham khảo như sau:

1. Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây Y được dùng khắc phục đau khớp ngón tay trỏ từ vừa đến nặng, người bệnh đã áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Thông thường, bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc Tây Y cho người bệnh đau khớp ngón trỏ sử dụng: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc bổ khớp…

Tuy nhiên, điểm hạn chế của việc sử dụng thuốc Tây Y đó là tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe như: Viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, suy gan thận, buồn nôn, nôn mửa, người mệt mỏi, chóng mặt. Vì vậy, sử dụng thuốc Tây là giải pháp tình thế tạm thời, tình trạng đau khớp ngón tay trỏ vẫn có thể tái diễn nếu ngừng sử dụng thuốc và không thể sử dụng lâu dài vì có thể gây nguy hại cho cơ thể.

2. Uống thuốc Đông y

Đông Y đang là giải pháp được đánh giá cao nhất trong điều trị đau khớp ngón tay trỏ những như tình trạng đau khớp tại các vị trí khác. Đông Y khác Tây Y ở chỗ không gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe, đem lại hiệu quả bền vững theo thời gian, ngăn ngừa tình trạng đau khớp tái phát.

Theo Đông Y, nguyên nhân sâu xa của tình trạng đau khớp ngón tay trỏ chính là do cơ địa suy yếu và chỉ khi tác động đúng cách vào cơ địa mới có thể giải quyết gốc bệnh. Tuy nhiên, Đông Y truyền thống lại cho hiệu quả rất chậm và lại không tác động vào cơ địa nên bệnh rất dễ tái phát trở lại. Chỉ có sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu như Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương mới cho hiệu quả nhanh, đặc biệt an toàn và ngăn ngừa bệnh tái phát.

uống ngự y mật phương 18 chữa đau ngón trỏ

Theo nghiên cứu trên lâm sàng, hiệu quả của Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương đem lại theo từng giai đoạn như sau:

  • Sau 2-3 ngày: Giảm ngay tình trạng đau khớp ngón tay, càng đau nặng thì càng cảm nhận rõ rệt.
  • Sau 20-30 ngày: Phục hồi khả năng cử động của khớp ngón tay trỏ, các cơn đau xuất hiện ít hơn hẳn.
  • Sau 1-2 tháng: Tình trạng đau khớp ngón tay trỏ không còn tái phát, hiệu quả ngăn ngừa tái phát có thể lên đến vài năm.

Những con số như trên đã chứng minh được hiệu quả và những lợi ích quý giá mà sản phẩm đem lại cho người bệnh. Đặc biệt, sản phẩm có thể dùng cho cả những trường hợp bệnh nặng, cạnh tranh trực tiếp với Tân Dược trong một số trường hợp. Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP - WHO được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.

3. Massage ngón tay

Massage ngón tay có thể giúp làm giảm nhanh các cơn đau, tăng cường lưu thông khí huyết, thư giãn vùng mô xung quanh ngón tay, tăng lưu lượng tuần hoàn tới các ngón tay. Vì vậy, đây là biện pháp có thể làm giảm căng cứng cơ, tăng khả năng linh hoạt cho các khớp ngón tay.

Cách thực hiện massage như sau:

  • Dùng bàn tay không bị đau để tiến hành xoa bóp bàn tay bị đau khớp ở ngón tay trỏ.
  • Tiến hành xoa bóp theo chiều kim đồng hồ, theo hình vòng tròn.
  • Sau đó, bạn có thể vuốt nhẹ ngón tay theo chiều dọc hướng từ dưới lên trên, hoặc theo chiều ngược lại.
  • Thực hiện biện pháp này hàng ngày, mỗi ngày 2 lần.

4. Chườm nóng, lạnh

Một trong những biện pháp đơn giản được áp dụng ngay tại nhà dành cho người đang bị đau khớp ngón tay trỏ đó chính là chườm ấm nóng hoặc chườm lạnh. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt chính xác mục đích của các biện pháp này để đem lại hiệu quả cao trong giảm triệu chứng và không gây ảnh hưởng đến việc điều trị đau khớp.

  • Chườm ấm: Thích hợp với những người bệnh đau khớp ngón tay do nguyên nhân bệnh khác gây ra. Cách làm này giúp làm giãn nở mạch máu, tăng cường quá trình phục hồi tổn thương cho người bệnh, hạn chế tình trạng cứng khớp và làm dịu cơn đau khớp hiệu quả. Bạn có thể ngâm ngón tay vào trong nước ấm hoặc dùng túi vải đã được nhúng nước ấm để chườm lên khu vực bị tổn thương.
  • Chườm lạnh: Biện pháp này phù hợp với những người bị đau khớp ngón tay trỏ do gặp phải chấn thương. Chườm lạnh có tác dụng làm giảm viêm, giảm đau nhức, co mạch tại chỗ cho những người bị chấn thương vùng ngón tay trỏ. Tương tự như biện pháp chườm lạnh, người bệnh có thể ngâm ngón tay trong nước lạnh hoặc chườm lạnh bằng túi đá.

5. Dùng các mẹo dân gian

Trong dân gian có một số mẹo nhỏ có thể khắc phục tình trạng đau khớp ngón tay trỏ, làm giảm mức độ đau hoặc ngăn chặn tình trạng viêm khớp lan rộng, tăng tính linh hoạt khớp ngón tay. Cụ thể là một số mẹo như sau:

5.1 Sử dụng gừng

Gừng có tác dụng giữ ấm ngón tay, tăng cường hoạt huyết đến vị trí này và tăng khả năng phục hồi tổn thương ở khớp ngón tay.

Cách áp dụng gừng trong việc giảm đau khớp ngón tay trỏ như sau:

  • Gọt vỏ gừng, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
  • Cho gừng vào nồi, đun sôi với khoảng 500-700 ml nước sạch.
  • Để nguội nước gừng, sau đó ngâm ngón tay trỏ vào nước gừng trong khoảng 10-15 phút.

Thực hiện biện pháp này đều đặn mỗi tuần khoảng 2-3 lần sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức khớp ngón tay trỏ thuyên giảm rõ rệt.

dùng gừng trị đau ngón tay trỏ

5.2 Dùng ngải cứu và muối hạt

Ngải cứu và muối hạt có thể giúp làm giảm sưng đau, hạn chế viêm đau khớp ngón tay trỏ.

Cách dùng ngải cứu và muối hạt để cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay trỏ như sau:

  • Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước.
  • Cho ngải cứu và muối hạt vào chảo rang nóng cho tới khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng.
  • Sau đó, để hỗn hợp này nguội bớt và cho ngải cứu và muối hạt vào trong một chiếc túi vải, chườm lên vùng ngón tay đang bị đau nhức.
  • Tiến hành chườm trong khoảng 10-15 phút.

dùng ngải cứu chữa đau ngón trỏ

5.3 Sử dụng lá lốt

Đây là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng trong việc giảm đau khớp ngón tay trỏ,

Cách dùng lá lốt như sau:

  • Rửa sạch và giã nát lá lốt, cho lá lốt cùng với muối hạt vào chảo rồi rang nóng lên.
  • Để cho hỗn hợp nguội bớt để tránh làm tổn thương vùng da ngón tay trỏ.
  • Cho lá lốt và muối hạt vào túi vải để chườm lên ngón tay bị đau khớp.
  • Tiến hành chườm trong khoảng 10-15 phút. Thực hiện đều đặn biện pháp này hàng ngày để nhận thấy rõ hiệu quả.

lá lốt trị đau ngón tay trỏ

6. Điều trị y tế chuyên sâu

Nếu người bệnh đã thực hiện các biện pháp như trên nhưng tình trạng đau khớp ngón tay vẫn còn tái diễn theo chiều hướng nghiêm trọng hơn, hoặc bệnh đã tiến triển để lại hậu quả nguy hiểm cho vận động của bàn tay và sức khỏe tổng thể chung thì lúc này buộc phải can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu.

Và biện pháp điều trị chuyên sâu thường được áp dụng đó chính là phẫu thuật. Dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau khớp, điều kiện sức khỏe và khả năng phục hồi sau phẫu thuật mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Đau khớp ngón tay trỏ khiến cho cử động của cả bàn tay rất hạn chế, làm cho người bệnh có cảm giác đau nhức và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc. Vì vậy, hãy sớm giải quyết tình trạng này thông qua những biện pháp như đã nêu trên. Hy vọng rằng bạn sẽ nhanh chóng vượt qua được tình trạng đau khớp ngón tay trỏ và hoạt động trở lại bình thường.

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại