Chủ nhật, 19/01/2025 | 09:29
RSS

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Có hiệu quả thực sự không?

Thứ tư, 18/10/2023, 17:02 (GMT+7)

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Không thể phủ nhận lợi ích tích cực mà các bài xoa bóp mang lại cho người bị đau khớp gối. Tuy nhiên, hành động này cũng có thể khiến khớp gối tổn thương nặng hơn. Theo dõi bài viết sau để biết khi nào nên và không nên xoa khớp gối!

I - Những lợi ích khi xoa bóp, massage đầu gối

Để giảm thiểu những cơn đau khớp gối, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, nhiều người đã lựa chọn thực hiện các phương pháp xoa bóp, massage đầu gối. Cách thức giảm đau đầu gối này được ưa chuộng vì những lợi ích như:

  • Tăng sự dẫn truyền của máu đến với khu vực khớp gối.
  • Hỗ trợ làm giảm đi những cảm giác bị đau và sưng khớp gối.
  • Tăng cường tiết dịch, giúp khớp gối hoạt động trơn tru hơn.
  • Xoa bóp khớp gối còn giúp cải thiện trương lực và tăng tính linh hoạt cho các cơ tại khớp gối.

những lợi ích khi xoa bóp gối

THAM KHẢO: Bị đau nhức khớp gối nên uống thuốc gì?

II - Đau đầu gối có nên xoa bóp không?

Việc xác định đau đầu gối có nên xoa bóp hay không còn phụ thuộc vào mức độ đau và đặc điểm tổn thương tại khu vực khớp gối. Thông thường, nếu như người bệnh đang chịu đựng những cơn đau khớp cấp tính (khởi phát đột ngột), họ có thể áp dụng những phương thức xoa bóp để giảm thiểu cơn đau và phục hồi lại chức năng vận động nhanh hơn.

Song, sẽ có những lúc bạn không nên xoa bóp khi đầu gối bị đau. Đó là khi khu vực khớp gối đang xuất hiện những triệu chứng viêm cấp như nóng, đỏ hoặc là sưng tấy… Điều này sẽ khiến cho những cho những cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là tăng nguy cơ tổn thương khớp.

Lúc này, bệnh nhân cần ưu tiên giải quyết tình trạng sưng trước. Tiếp đến, bạn mới tiến hành can thiệp phục hồi bằng những biện pháp phổ biến khác như xoa bóp…

XEM THÊM: Hướng dẫn xoa bóp, massage chữa đau khớp gối

đau khớp gối có nên xoa bóp không

III - Một số phương pháp giảm đau gối khi không thể xoa bóp

Thông thường, bệnh nhân bị đau khớp gối có thể áp dụng các cách sau để làm giảm cơn đau và tình trạng sưng tại khu vực khớp gối, đó chính là:

1. Chườm nóng

Làm nóng vừa có thể giảm đau, vừa giúp giảm sưng khớp gối khá hiệu quả (cách này thường được áp dụng cho những bệnh nhân không có bệnh nền đặc biệt). Bệnh nhân có thể lựa chọn chườm nóng toàn thân hoặc chỉ tập trung chườm nóng tại khu vực đầu gối đang bị đau nhức.

Nước nóng sẽ giúp giảm đau, thư giãn các vùng cơ đang tổn thương, kích thích sự tuần hoàn ngoại vi, đặc biệt là giảm được cơn co cứng. Nhờ thế, người bị đau khớp sẽ có khả năng cử động dễ dàng hơn sau khi chườm nóng.

Nếu bạn lựa chọn phương pháp tắm toàn thân, hãy điều chỉnh nhiệt độ mức trong khoảng 30-40 độ C và tắm thư giãn trong thời gian khoảng 20 phút. Trái lại, nếu bạn chọn hình thức chườm nóng trực tiếp lên vết thương, hãy sử dụng khăn nóng để đắp vào khu vực khớp gối bị đau trong thời gian tối đa là 20 phút.

2. Đắp lá ngải cứu

Đắp lá ngải cứu là cách giảm đau cho khu vực khớp gối khá hiệu nghiệm. Bạn nên chọn lá ngải cứu trắng, đem chúng đem đi rửa sạch rồi nướng lên cùng với muối. Sau đó dùng loại lá này đắp vào khu vực khớp gối đang bị đau sưng.

Mặt khác, người bị đau đầu gối cũng có thể lựa chọn giảm sưng bằng một cách khác là ngâm chân trong chậu nước gừng và muối (thời gian khoảng 30 phút và thực hiện mỗi ngày), giúp làm dịu sự đau nhức hiệu quả.

TÌM HIỂU: Những cách dùng ngải cứu chữa đau khớp gối

đắp lá ngải cứu chữa đau khớp gối

Như vậy, việc xác định đau khớp gối có nên xoa bóp không đã được Nhất Nhất làm sáng tỏ trong nội dung trên. Bạn hãy lựa chọn cho mình những phương pháp khắc phục tốt nhất để tránh bệnh diễn biến theo hướng tiêu cực hơn.

Ds Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại