Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đau khớp háng bên phải là do những chấn thương cơ học. Tình trạng này thường gặp ở những người thực hiện các hoạt động thể chất quá mức, gây áp lực cho các vùng cơ, gân và dây chằng tại khu vực háng.
Bên cạnh đó, tình trạng đau khớp háng phải còn có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm, yêu cầu các phương pháp điều trị phức tạp, điển hình như:
Viêm khớp háng thường gặp ở người già hoặc trẻ nhỏ. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Biểu hiện đặc trưng của chứng viêm khớp háng chính là những cơn đau khó chịu tại khu vực háng và cảm giác đau nhức còn có thể phát tán sang các khu vực khác như đùi, hông hay gối.
Thoái hóa khớp háng xuất hiện do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể mỗi người. Do vậy bệnh lý này thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi. Kể từ khi có các dấu hiệu ban đầu, bệnh có thể phát triển nhanh chóng nếu như không được xử trí đúng cách.
Khi bạn vận động quá mạnh, gây áp lực cho khu vực háng thì tình trạng trật khớp háng có thể xảy ra. Những biểu hiện thường gặp của bệnh là cơ thể bất động tại chỗ, xuất hiện cảm giác đau, khó chịu tại háng bên phải hoặc bên trái.
Nguyên nhân chính gây hoại tử chỏm xương là do ảnh hưởng từ những chấn thương mạnh, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tại vùng xương khớp háng.
Khi các chấn thương không được xử lý kịp thời sẽ làm cho những phần mô tại khu vực háng “chết” đi vì không nhận được dưỡng chất để sinh tồn. Bệnh nhân có thể bị sốc khi mắc hoại tử chỏm xương do những cơn đau dữ dội và cần được cấp cứu ngay khi phát hiện.
Đau khớp háng có thể là dấu hiệu của căn bệnh thoát vị bẹn. Bệnh lý này là do ruột hoặc là lớp niêm mạc của người bệnh đi ra khỏi khoang bụng. Sau đó chúng sẽ bị lọt xuống và có khả năng bị mắc kẹt bên trong ống bẹn.
“Tai nạn” đặc biệt này sẽ khiến cho những vùng cơ háng bị chịu rất nhiều sức ép. Kéo theo đó là khu vực bẹn người bệnh sẽ bị sưng to, nhiễm trùng và gây nên cảm giác vô cùng đau đớn.
Loạn sản khớp háng là một bệnh lý bẩm sinh, do sự phát triển bất thường của khớp háng ngay từ khi trẻ nhỏ chào đời. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như đau khớp háng bên phải, người bệnh cần phải được thăm khám, cũng như chẩn đoán lâm sàng để tầm soát nguy cơ mắc loạn sản khớp háng.
Từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị căn bệnh này cho bệnh nhân, tránh gây ra những dị tật hoặc các tổn thương không mong muốn cho sức khỏe
Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì bệnh nhân bị đau khớp háng bên phải có thể do nhiễm trùng đường ruột, sưng hạch bạch huyết, viêm khớp xương háng…
Bệnh đau khớp háng bên phải có thể làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Họ thường sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi di chuyển hay sinh hoạt liên quan đến vùng chân. Ngoài ra, nếu cố gắng dùng sức điều khiển thân dưới vận động, những cơn đau dữ dội có thể xuất hiện tại vùng háng, chân.
Tình trạng này sẽ càng thể hiện rõ ràng hơn khi bệnh nhân xoay chân vào trong hoặc là phía bên ngoài. Nếu không được không xử lý sớm, dáng đi của người bệnh cũng bị ảnh hưởng…
Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính là điều đầu tiên người bệnh cần thực hiện khi nghi ngờ bản thân mắc chứng đau khớp háng bên phải. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc, phẫu thuật hoặc các cách giảm nhanh cơn đau, cụ thể như sau:
Trong y học cổ truyền, ông cha ta đã điều chế nên các bài thuốc từ những thảo dược dễ tìm, cách làm đơn giản nhưng lại đem tới hiệu quả tích cực trong việc giảm đau khớp háng bên phải, mời bạn tham khảo:
Thông thường, những bệnh nhân bị đau khớp háng bên phải do thoái hóa khớp, viêm khớp sẽ được khuyến khích sử dụng các loại thuốc Đông, tây y kết hợp. Cụ thể, những loại thuốc tân dược như aspirin, naproxen… sẽ được chỉ định để giảm đau, kháng viêm nhanh chóng.
Song song với đó, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp Đông y để phục hồi lại chức năng của khớp bẹn. Điều này sẽ giảm mức độ đau khi bệnh tái phát, giảm tần suất mắc bệnh, thậm chí là chặn đứng các triệu chứng của bệnh trong tương lai.
Tuy nhiên, những phương pháp Đông y thông thường sẽ rất khó đo lường hiệu quả, chỉ có thể Đông y thế hệ 2 mới được công nhận hiệu quả thực sự trong việc điều trị các bệnh lý mãn tính.
Do đó, ai đang bị đau khớp háng bên phải do các bệnh xương khớp mãn tính, có thể dùng ngay viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả phục hồi chức năng sụn khớp, giúp tăng tiết dịch tại khu vực xương khớp.
Bằng cách tác động trực tiếp vào những sụn khớp đang bị tổn thương, tăng cường lưu thông khí huyết đến khu vực này, cho ổ khớp phục hồi, tình trạng đau khớp háng bên phải của bệnh nhân sẽ giảm dần, thậm chí là biến mất trong thời gian dài.
Viên uống được bào chế bằng công thức tuyệt mật trong Ngự y mật phương (bài thuốc tiến Vua thời Nguyễn) nên cực kỳ hiệu nghiệm, an toàn. Thêm vào đó, sản phẩm được sản xuất bởi dược phẩm Nhất Nhất, đảm bảo uy tín nhất thị trường.
Phẫu thuật khớp háng bên phải sẽ được áp dụng cho những người bị tổn thương vùng bẹn do chấn thương hoặc do biến chứng nặng nề của thoái hóa khớp. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần kết hợp nghỉ ngơi, vận động vừa phải để những triệu chứng đau sẽ thuyên giảm dần theo thời gian.
Khi bạn gặp phải tình trạng vùng khớp háng bên phải xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, hãy lưu ý những điều sau trong thời gian điều trị để bệnh không diễn biến nặng hơn:
Sơ lược lại, bệnh đau khớp háng bên phải chủ yếu do chấn thương, cần được điều tri ngay khi phát hiện bệnh. Ngoài ra, với các trường hợp đau khớp háng bên phải do thoái hóa khớp, hãy áp dụng giải pháp phục hồi chức năng khớp để giảm đau và phòng ngừa tái phát bệnh khớp hiệu quả.