Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:26
RSS

Đau khớp ngón tay cái là bệnh gì? Phải làm sao để điều trị?

Thứ ba, 24/10/2023, 16:54 (GMT+7)

Đau khớp ngón tay cái gây ra cảm giác khó chịu, nhức nhối làm ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do ngón tay cái được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động nên việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị là rất cần thiết. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này!

I - Các nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái

1. Ngón tay bị chấn thương

Một số hoạt động trong cuộc sống hằng ngày có thể vô tình gây ra những tai nạn khiến ngón tay cái bị chấn thương, ví dụ va đập mạnh làm khớp hoặc xương ngón tay bị trật, gãy hoặc bong gân... Tất cả đều sẽ khiến người bệnh phải hứng chịu những cơn đau dữ dội tại khu vực khớp tay.

chấn thương gây đau khớp ngón tay cái

2. Viêm khớp ngón tay

Khớp ngón tay cái của mỗi người sẽ có đặc điểm cấu tạo là sụn khớp bao bọc lấy toàn bộ khu vực đầu xương. Lớp sụn này sẽ vận hành theo nguyên tắc là hỗ trợ các khớp xương ma sát nhịp nhàng với nhau. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm khớp ngón tay xảy ra (có thể do lão hóa hoặc chấn thương) thì lớp sụn bao phủ sẽ bị thoái hóa, khiến cho bề mặt sụn trở nên sần sùi.

Chính điều này đã hình thành những cơn đau khi các khớp xương tay cọ xát vào nhau. Lúc này, bệnh nhân không chỉ cảm nhận được những cơn đau khớp tay mà còn có thể gặp các triệu chứng như sưng ngón tay cái, tay khó cầm nắm vật dụng…

3. Hoạt động ngón tay quá mức

Khi bạn phải sử dụng ngón tay thường xuyên, với cường độ cao trong thời gian dài, ví dụ như dùng tay để sử dụng thiết bị di động, chơi thể thao… thì những tổn thương tại khớp tay có thể xảy ra. Đó là do các cơ và mô xung quanh khớp ngón tay đã phải chịu đựng những áp lực quá lớn và gây ra trạng thái căng cơ, đau cơ hoặc đau khớp ngón tay.

dùng ngón tay cái quá mức gây đau

4. Viêm gân De Quervain

Viêm gân De Quervain chủ yếu liên quan đến sự tổn thương gân kết nối giữa ngón tay cái với cổ tay. Khi người bệnh bị viêm khớp hoặc gặp chấn thương do tác động bên ngoài thì lớp phủ xung quanh phần gân này sẽ dễ bị kích ứng và sưng lên.

Điều này gây ra những cơn đau ở phần gốc ngón tay cái, kèm theo tình trạng sưng tấy, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó cử động hơn. Nếu tình trạng này không được xử lý ngay thì cơn đau khớp ngón tay cái sẽ ngày càng tồi tệ.

5. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi nào? Đây là tình trạng tổn thương ngón tay cái mà không ít người gặp phải. Nó xảy ra khi trong ống cổ tay của người bệnh xuất hiện sự chèn ép lên trên khu vực dây thần kinh giữa. Từ đó, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ, tê ran tại khu vực ngón trỏ, ngón áp út…

Hội chứng này có thể được hình thành sau những chấn thương, hoặc do tình trạng viêm khớp, yếu tố di truyền… Lúc này, bạn nên đi khám để xác định mức độ tổn thương của các ngón tay, cũng như được xử lý cơn đau khớp ngón tay cái đúng cách.

hội chứng ống cổ tay gây đau ngón tay cái

6. Hiện tượng ngón tay cò súng

Hiện tượng ngón tay cò súng xảy ra khi bạn cảm nhận được những cơn đau tại khu vực gốc ngón tay cái nếu tác động lực vào chúng. Thêm vào đó, bệnh nhân còn có thể nghe thấy những tiếng kêu lách cách khi di chuyển ngón tay.

Nếu tình trạng này diễn biến tệ hơn, bạn sẽ thấy vùng ngón tay tổn thương xuất hiện các cục u, đồng thời tay không thể uốn cong hay duỗi thẳng. Đó là vì gân bàn tay đang bị tổn thương do bệnh viêm bao gân, hẹp bao gân…

Thông thường, nếu như bạn cảm thấy cơn đau khớp ngón tay giữa diễn ra âm ỉ, không tác động quá nhiều tới việc cử động thì hãy thư giãn một chút để cho những triệu chứng đau thuyên giảm đi. Tuy nhiên, nếu cơn đau khớp tay ngày càng dữ dội, bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân khớp tay tổn thương.

Ngoài những phán đoán lâm sàng, bệnh nhân bị đau khớp ngón tay cái sẽ được chỉ định làm những xét nghiệm như chụp X-quang, hay chụp CT-scan…. để tìm ra căn nguyên chính xác gây nên cơn đau tại khu vực đang chịu tổn thương.

III - Đau khớp ngón tay cái phải làm sao để điều trị?

Tùy theo mức độ đau khớp ngón tay cái mà người bệnh có thể lựa chọn những giải pháp sau để kiểm soát tốt những cơn đau tại khu vực tay bị tổn thương một cách hiệu quả nhất:

1. Luyện tập các bài hỗ trợ ngón tay cái

Trong trường hợp ngón tay cái xuất hiện những cơn đau nhẹ và có thể phục hồi tại nhà, bệnh nhân có thể áp dụng những bài tập sau để phục hồi hoạt động các nhóm cơ tay:

  • Bài tập bóp ngón cái và ngón trỏ: Phương pháp này giúp tăng cường sức mạnh cho cẳng tay và toàn bộ bàn tay. Bạn chỉ cần dùng một quả bóng đặt giữa ngón tay cái và ngón trỏ, sau đó bóp bóng trong 5 giây thì thả ra, lặp lại bài tập ít nhất 10 lần.
  • Nâng tất cả các ngón tay: Hãy úp 2 bàn tay lên một mặt phẳng, sau đó bạn từ từ đưa ngón tay cái lên trên, trong khi những ngón tay khác vẫn được đặt trên mặt phẳng. Tiếp theo bạn chỉ cần đưa ngón tay cái xuống và lặp lại hành động này với những ngón tay còn lại.
  • Bài tập duỗi ngón tay cái: Đặt bàn tay bị đau lên một mặt phẳng, sao cho lòng bàn tay hướng lên trên và các ngón tay được thả lỏng. Sau đó bạn gập ngón tay cái hướng về phía ngón út. Sau khi gập ở mức tối đa thì thả ngón tay về vị trí ban đầu. Hãy lặp lại hoạt động giúp giảm đau khớp tay này tối đa 10 lần.

tập luyện giảm đau ngón tay cái

2. Uống thuốc

Nếu bạn muốn giảm nhanh cảm giác đau khớp ngón tay cái thì uống những loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh như ibuprofen… cũng là một lựa chọn. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng cần phải có sự chỉ định đến từ bác sĩ chuyên khoa, tránh gây kháng thuốc hoặc những tác dụng phụ khác.

Mặt khác, các loại thuốc tân dược thường chỉ đáp ứng được việc giảm nhanh cơn đau, không phòng ngừa tái lại. Do đó, với những ai bị đau khớp ngón tay cái do bệnh xương khớp mạn tính thì những giải pháp vừa giúp giảm đau, vừa phòng ngừa được tái phát vẫn nên cần được ưu tiên hơn.

Đáng nói, sau nhiều năm nghiên cứu, đối chứng với Đông y truyền thống thì sản phẩm Đông y thế hệ 2 đã ra đời, được đánh giá có hiệu quả vượt bậc, có thể khắc chế được những bệnh mãn tính như xương khớp, lại an toàn.

Đây được đánh giá là lựa chọn tối ưu để điều trị những ca bệnh với các triệu chứng dai dẳng, tái lại thường xuyên. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường rất hiếm sản phẩm thỏa mãn được yêu cầu khắt khe của Đông y thế hệ 2.

Chỉ duy nhất Viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của dược phẩm Nhất Nhất mới mang tới những hiệu quả thực sự cho những ai đang bị đau khớp tái phát thường xuyên.

Viên uống được tinh chế bởi những dược liệu quý, thông qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, bào chế theo bài thuốc quý trong cuốn Ngự y mật phương (nơi lưu giữ lại những bài thuốc chỉ dành cho vua) do thái y viện nắm giữ và vốn không lưu truyền trong dân gian.

Nhờ duyên lành trời ban, cùng sự nghiên cứu tỉ mỉ của các dược sĩ tại Nhất Nhất, bài thuốc này đã được tinh chỉnh, đem đến khả năng tác động sâu vào những thương tổn trong khớp, tái tạo chức năng cho các khớp bị hư hại, kích thích cơ thể sản sinh chất dịch bôi trơn khớp… Nhờ thế mà những triệu chứng đau sẽ giảm dần, thậm chí cơn đau khớp có thể biến mất tới vài năm.

3. Phẫu thuật

Khi những cơn đau khớp ngón tay có diễn biến nghiêm trọng, các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện những phẫu thuật sau:

  • Thay khớp xương loại nhân tạo để đảm bảo các chức năng hoạt động của khớp ngón tay cái.
  • Hàn xương: Đây là cách thức giúp giảm đau, đồng thời khắc phục những biến dạng xương.

IV - Những lưu ý để tránh bị đau ngón tay cái

Để hạn chế những cơn đau ngón tay cái diễn ra thường xuyên hoặc nặng hơn, bạn có thể chăm sóc vùng khớp đang chịu tổn thương theo cách sau:

  • Cố gắng tạm dừng những hoạt động có thể khiến ngón tay đau hơn như đánh máy, dùng điện thoại…
  • Chườm đá vào khu vực ngón tay đang bị sưng, đến khi ngón tay hết sưng thì bạn có thể tiếp tục chườm nóng.
  • Đeo những loại nẹp dùng để cố định cho ngón tay cái đang bị đau.
  • Sử dụng những miếng dán giúp xoa dịu cảm giác đau nhức ở ngón tay cái bị đau.

Nhìn chung, đau khớp ngón tay cái thường sẽ gây nhiều trở ngại cho người bệnh. Hy vọng nội dung trên của sẽ giúp bạn xác định được căn nguyên khiến khớp gối tổn thương, cũng như cách xử lý phù hợp.

DS. Nguyễn Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại