Thứ bảy, 27/04/2024 | 09:11
RSS

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi, do đâu?

Chủ nhật, 20/10/2019, 09:55 (GMT+7)

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi không những ảnh hưởng đến công việc mà còn có nguy cơ bị sa sút trí tuệ khi về già. Tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp ngăn chặn sớm

suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Tìm hiểu nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Hiện nay nhớ chưa được điều trị và có 50% số người suy giảm trí nhớ chuyển thành sa sút trí tuệ nghiêm trọng 3 năm sau đó. Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các tế bào thần kinh đã bắt đầu bị thoái hóa từ độ tuổi đôi mươi.

Những biểu hiện như học đâu quên đó, đi làm quên khóa cửa, gửi email không đính kèm file… là những triệu chứng thường gặp của suy tỷ lệ người trẻ mắc bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng cao. Theo thống kê có đến 91% bệnh suy giảm trí giảm trí nhớ.

Người trẻ cứ nhớ nhớ quên quên, do đâu?

1.Trầm cảm & Stress

Cuộc sống nhiều áp lực căng thẳng, công việc bề bộn, áp lực học hành, môi trường ô nhiễm, thiếu ngủ thường xuyên là nguyên nhân dễ dẫn đến stress. Stress khiến cho người ta mất tập trung nhất. Stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và ảnh hưởng đến khu vực nhận thức ở não làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp.

Do đó nếu cuộc sống của bạn có quá nhiều căng thẳng lo âu hay thiếu ngủ, áp lực thì bạn nên nghỉ ngơi thư giãn để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung này.

suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Stress khiến con người khó tập trung suy nghĩ

2. Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên

Ngủ đủ giấc có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe nó giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và đào thải độc tố. Khi ngủ sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin đó đến võ não trước trán (là nơi lưu trữ ký ức).

Khi ngủ không đủ giấc thì những ký ức không di chuyển về phía vỏ não trước trán nên gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, mau quên.

suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuôi

Mất ngủ trong thời gian ngắn hay dài thì cũng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Tùy theo nhu cầu mỗi người mà thời gian ngủ có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường nhưng thời gian ngủ trung bình là 7-8 tiếng mỗi đêm. Quan trọng hơn cả là chất lượng giấc ngủ phải đáp ứng được các yếu tố như: Đủ giờ, đủ sâu, sáng dậy tỉnh táo không mệt mỏi.

Cơ thể sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, lờ đờ nếu không được ngủ đủ giấc. Không những thế mất ngủ lâu ngày còn dễ dẫn đến trầm cảm, dễ cáu gắt, không tập trung, suy giảm trí nhớ, hay quên.

Dù là mất ngủ đau đầu trong thời gian ngắn hay dài thì cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống. Do đó muốn có một giấc ngủ ngon thì chúng ta nên loại bỏ những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, ăn uống, vận động khoa học, không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Khi bạn ngủ đủ giấc thì các cơ quan não bộ sẽ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa, các nguy cơ tổn thương não, đột quỵ não cũng được giảm tối đa.

3. Làm quá nhiều việc cùng lúc

Khi phải làm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến bộ não bị quá tải và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở người trẻ. Để hạn chế tình trạng hay quên do nguyên nhân này thì bạn nên tập trung làm tốt một việc một lúc. Ghi các điều cần làm ra một quyển sổ để thực hiện công việc một cách tuần tự.

4. Dinh dưỡng không đầy đủ

Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu máu hay thiếu sắt gây nên các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, xanh xao cùng với áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Thiếu máu hay thiếu sắt gây nên các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt

Ngoài ra thiếu hụt hai vitamin nhóm B là vitamin B1 và vitamin B12 sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Do vitamin B1 có tác dụng làm cho hệ thần kinh hoạt động bình thường, giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người. Khi thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây ra hội chứng Wernike-Korsakoff là một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn, hoặc dài hạn.

Giải pháp hữu hiệu cho tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ, cần quan tâm ở nhiều khía cạnh như: thay đổi lối sống, tăng cường rèn luyện và tư duy, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bổ sung sản phẩm tăng cường tuần hoàn não.

1. Thực phẩm

Một số thực phẩm giúp cải thiện bệnh đãng trí như: óc lợn, trứng chim bồ câu, trứng cút, các loại quả mọng, cá hồi, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, cherry, kiwi, gấc. Đó là những thực phẩm giầu dinh dưỡng, tốt cho người bị suy giảm trí nhớ và suy nhược thần kinh.

Ngoài ra bạn nên tránh sử dụng những chất kích thích như: rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện vì những chất này sẽ khiến trí nhớ bị tổn thương dần dần

2. Tập thể dục

Chúng ta có thể luyện tập thể lực ngoài trời như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập yoga… Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái.

Ngoài ra đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng, cờ vua, học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để cải thiện sức khỏe não bộ.

3. Sử dụng sản phẩm Đông y thế hệ 2

Một trong nhưng giải pháp hạn chế chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là tăng cường tuần hoàn não. Lượng máu lưu thông đến não tăng làm tăng oxy, dưỡng chất  cho não, giúp não được nuôi dưỡng tốt hơn, phục hồi chức năng tốt hơn, nhờ đó mà ngủ dễ, ngủ sâu và ngon hơn, ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ.

Hoạt huyết Nhất Nhất – sản phẩm Đông y thế hệ 2 là sản phẩm dựa trên bài thuốc bí truyền sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP – WHO đã được nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả điều trị nổi bật.

 

Quỳnh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN