Thứ sáu, 29/03/2024 | 12:48
RSS

Suy giảm miễn dịch là gì: Những thông tin ít người biết

Thứ hai, 25/04/2022, 16:38 (GMT+7)

Hệ miễn dịch suy giảm gây ra vô vàn vấn đề sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vây suy giảm hệ miễn dịch là gì, làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa?

Suy giảm miễn dịch là gì

Suy giảm miễn dịch là gì là thắc mắc của không ít người

Suy giảm miễn dịch là gì?

Suy giảm hệ miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch yếu đi hoặc bị tổn thương. Điều này khiến khả năng phòng vệ, chống chọi lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn… của cơ thể suy giảm. Từ đó, cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh nguy hiểm khác.

Chức năng miễn dịch ở mỗi người là khác nhau nhưng đều được tăng dần khả năng trong giai đoạn trưởng thành. Điều này cũng lý giải tại sao trẻ em lại thường bị bệnh nhiều hơn trẻ vị thành niên và người lớn.

Ở người trưởng thành sau những lần mắc bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự động tạo ra những kháng thể giúp chống lại tác nhân gây bệnh đó, nhằm mục đích sử dụng cho lần sau, nếu tác nhân gây hại đó quay trở lại. Hiện tượng này được gọi là miễn dịch chủ động.

Đối với trẻ nhỏ khi sinh ra, cơ thể không có sẵn hệ miễn dịch nên phải nhờ cung cấp từ nguồn sữa mẹ, đây được gọi là miễn dịch thụ động. Sau thời gian cai sữa, kháng thể trong cơ thể trẻ bị giảm đi, điều này tạo cơ hội cho trẻ bắt đầu hình thành miễn dịch chủ động. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng.

Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch khiến làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng được chia thành 2 nhóm chính:

Suy giảm miễn dịch nguyên phát

Suy giảm miễn dịch nguyên phát là hiện tượng suy giảm miễn dịch ngay từ khi sinh ra, có thể do gen di truyền hoặc bẩm sinh. Hiện nay, theo thống kế có hơn 100 loại suy giảm miễn dịch nguyên phát và đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây.

Dựa theo hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng mà bệnh được chia thành 6 nhóm như: thiếu hụt tế bào B (kháng thể), thiếu hụt tế bào T, đồng loạt thiếu hụt cả hai loại tế bào B và T, khiếm khuyết thực bào, thiếu hụt bổ thể và không xác định (vô căn).

Suy giảm miễn dịch thứ phát

Suy giảm miễn dịch thứ phát hay còn gọi là suy giảm miễn dịch mắc phải thường có nguyên nhân do một số bệnh như HIV/AIDS, đái tháo đường hoặc do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, thuốc hóa trị, xạ trị… dài ngày:

  • Nhiễm HIV/AIDS: HIV là loại virus kí sinh và gây tổn thương trực tiếp trên hệ miễn dịch của con người. Ở giai đoạn cuối, số lượng các tế bào miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không thể chống lại được các tác nhân gây nhiễm trùng tưởng chừng rất nhẹ nhưng lại gây suy kiệt và tử vong.
  • Dùng thuốc corticoid, thuốc hóa trị, xạ trị ung thư thuốc chống thải ghép: Các loại thuốc này có tác dụng chính là ức chế các tế bào miễn dịch để điều trị các bệnh tự miễn, quá trình thải ghép trong cơ thể… Vì vậy, nếu dùng kéo dài sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch và không có khả năng phục hồi lại.
  • Đái tháo đường: Tình trạng tăng đường huyết kéo dài hoặc bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát tốt là yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng kéo dài.
  • Hội chứng thận hư, sau phẫu thuật cắt lá lách, suy dinh dưỡng: Đây là các tình trạng làm suy giảm nghiêm trọng số lượng tế bào miễn dịch trong máu, với cơ chế không được tạo ra, tạo ra không đủ số lượng, không hiệu quả, không đảm bảo chức năng hoặc bị thất thoát ra ngoài.

Suy giảm miễn dịch

Sử dụng corticoid tùy tiện là một trong những nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch

Dấu hiệu suy giảm miễn dịch

Biểu hiện rõ rệt nhất của suy giảm miễn dịch là tình trạng nhiễm trùng. Người bị suy giảm miễn dịch thường có tuần suất mắc bệnh nhiễm trùng cao hơn, thời gian ủ bệnh ngắn hơn, thời gian toàn phát dài hơn và mức độ bệnh nặng nề hơn.

Vậy, suy giảm miễn dịch là bệnh gì? Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ cơ quan, bộ phận nào và đôi khi xảy ra cùng lúc trên nhiều hệ cơ quan, gây ra nhiều bệnh và vấn đề sức khỏe khác nhau. Các triệu chứng nhiễm trùng theo hệ cơ quan là:

  • Hệ hô hấp: sốt cao, khó thở, đau ngực, khò khè, ho khạc đờm kéo dài...
  • Hệ tim mạch: đau ngực, khó thở khi nằm đầu thấp hoặc khi gắng sức, hồi hộp, tim đập nhanh...
  • Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, phân sống, phân có máu, đau bụng, buồn nôn, nôn ói...
  • Hệ bài tiết: tiểu buốt, tiểu đục, đau hạ vị, đau hông lưng...
  • Hệ thần kinh: lừ đừ, chậm chạp, yếu liệt tay chân, co giật, hôn mê...
  • Da: da bóng nước, viêm loét, chảy mủ...

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng kéo dài có thể làm người bệnh suy kiệt, xanh xao, thiếu máu, nổi hạch, mệt mỏi, gầy ốm, không thể tự sinh hoạt, chăm sóc được cho bản thân mình. Nếu tình trạng này không khống chế được, nhiễm trùng gây ức chế hoạt động các cơ quan và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Cách điều trị và ngăn ngừa suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nên cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch, sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

Dùng thuốc và phẫu thuật

  • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh có thể dùng thuốc thường xuyên để tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể..
  • Đối với những trường hợp hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, mất cả tế bào T lẫn tế bào B, người bệnh có thể sẽ được chỉ định ghép tế bào gốc.
  • Rối loạn miễn dịch cần sử dụng kháng thể đơn dòng để điều trị.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy giảm miễn dịch đồng thời tăng cường miễn dịch, cần tạo thói quen sống lành mạnh như:

  • Chế độ ăn uống đủ chất: Ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau củ quả để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo vì đây là những thực phẩm làm tăng nguy cơ gây viêm, làm suy yếu hệ miễn dịch. Đồng thời, nên hạn chế chất kích thích, rượu bia vì chúng gây ức chế các tế bào bạch cầu, cản trở hệ miễn dịch.
  • Tập thể dục: Nên tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày để kích thích các tế bào bạch cầu phát triển, tránh tình trạng uể oải, mệt mỏi.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc và ngủ ngon giúp tái tạo năng lượng, ngăn chặn tế bào bị suy yếu bởi tác nhân gây hại.

Bổ sung kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm là thành phần cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA và nhân lên của tế bào. Vì vậy, đối với cấc tế bào có tính chất tăng sinh mạnh như tế bào miễn dịch, kẽm có vai trò rất quan trọng. Do đó, việc bổ sung kẽm đều đặn, đủ nhu cầu hàng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng.

Suy giảm miễn dịch

Kẽm là thành phần thiết yếu với hệ miễn dịch của cơ thể

Lưu ý khi lựa chọn viên uống bổ sung kẽm là nên chọn kẽm gluconate (zinc gluconate), bởi đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất.

Hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm trên thị trường. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao, nên chọn sản phẩm được sản xuất bởi các công ty dược uy tín, có quy trình sản xuất và phân phối đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tiêu biểu như Zinc Gluconate Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất.

Zinc Gluconate Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người có sức đề kháng kém có thể tham khảo sử dụng.

ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT

Suy giảm miễn dịch - Bổ sung Kẽm

- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại