Thứ bảy, 27/04/2024 | 05:14
RSS

Sức đề kháng là gì? 7 thói quen tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Thứ hai, 21/03/2022, 18:15 (GMT+7)

Tăng cường sức đề kháng là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Vậy sức đề kháng là gì, làm sao để tăng cường?

Sức đề kháng là gì

Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho cơ thể là vẫn đề nhiều người quan tâm

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, ngăn chặn các yếu tố gây hại như virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng… Sức đề kháng suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, việc tăng cường và duy trì sức đề kháng rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh như hiện nay.

sức đề kháng là gì

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể

7 thói quen tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Sức đề kháng là lá chắn bảo vệ, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh. Đừng để đến khi sức đề kháng suy giảm mới quan tâm. Ngay từ bây giờ, hãy duy trì 7 thói quen dưới đây để tăng cường sức đề kháng

1. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là yếu tố quan trong hàng đầu đối với hệ miễn dịch. Ngủ thật ngon, thật sâu và đủ thời gian sau một ngày dài hoạt động sẽ giúp cơ thể phục hồi, sản sinh ra chất meletonin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vậy nên, muốn khỏe mạnh bạn hãy đảm bảo ngủ đủ 6-8 giờ mỗi ngày. Cũng cần lưu ý thêm, để sức đề kháng được khỏe mạnh, bạn cũng cần phải đi ngủ sớm trước 11 giờ tối.

sức đề kháng là gì

Ngủ sớm, đủ giấc rất cần thiết cho hệ miễn dịch

2. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Một khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng là khi kết hợp đủ 4 nhóm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, bạn cũng cần uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động tốt. Một số loại thực phẩm có tác dụng tăng cường đề kháng mà bạn nên lưu ý để đưa vào bữa ăn hàng ngày như: tỏi, các trái cây thuộc họ cam quýt, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, gừng, sữa chua, hạnh nhân, quả kiwi, động vật có vỏ (cua, sò, tôm).

3. Luyện tập thể dục mỗi ngày

Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi, tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể để nuôi dưỡng các bộ phận, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian, những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ nhanh 30 phút hoặc đạp xe cũng có thể giúp giải phóng hormone endorphin - có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.

4. Hạn chế chất kích thích

Các nghiên cứu đã chứng minh, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… nếu lạm dụng thường xuyên và quá mức sẽ làm ức chế khả năng hoạt động của bạch cầu, làm suy yếu hệ miễn dịch và suy giảm sức để kháng, khiến cơ thể không còn đủ sức chống chọi với các yếu tố gây bệnh.

Vì vậy, tốt nhất là nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích để duy trì sức đề kháng và sự minh mẫn của cơ thể.

5. Kiểm soát căng thẳng, giảm áp lực

Trong cuộc sống, công việc hàng ngày, những áp lực, căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu để những áp lực, căng thẳng này kéo dài và thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe vì nó gây ra những rối loạn hormone, suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công.

Vậy nên, việc giữ sức khỏe tinh thần thoải mái, tràn đầy sức sống sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại các bệnh thường gặp như cảm cúm và hạn chế nguy cơ của những căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiêu hoá, thần kinh.

Có rất nhiều cách để chúng ta “đánh bay” căng thẳng mỗi ngày như ngồi thiền, rèn luyện suy nghĩ tích cực, trò chuyện với những người xung quanh hoặc sử dụng một số loại thực phẩm giúp kiểm soát căng thẳng.

6. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và không gian sống

Giữ vệ sinh cá nhân cũng như không gian sống thật sạch sẽ, thoáng mát là một trong những cách hữu hiệu nhất để tăng cường sức đề kháng. Một vài thói quen để duy trì điều này, bạn cần nhớ thực hiện mỗi ngày như:

  • Rửa tay thường xuyên sau khi chế biến thực phẩm sống, sau khi ho, hắt hơi hoặc sau khi chạm tay vào những đồ vật ở nơi công cộng.
  • Đánh răng, súc miệng để vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
  • Tăng thông gió phòng ở bằng cách mở cửa sổ hàng ngày.
  • Đặt chậu cây xanh trong phòng hoặc trồng thêm cây xanh quanh không gian sống.

7. Bổ sung Kẽm

Kẽm là khoáng chất thiết yếu có mặt trong danh sách “chất đề kháng là gì”. Nguyên nhân là vì kẽm giúp tăng sinh các tế bào miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp được kẽm mà chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài.

sức đề kháng là gì

Kẽm giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

ZinC Gluconnate – viên uống Kẽm giúp tăng cường sức đề kháng

Trên thị trường có nhiều loại viên uống có thành phần kẽm tuy nhiên để đảm bảo an toàn và có hiệu quả cao, bạn nên lựa chọn sản phẩm có chứa ZinC Gluconnate – loại kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất.

Ngoài ra, nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, phân phối chính hãng và được Bộ Y tế cấp phép lưu thành. Tiêu biểu là sản phẩm ZinC Gluconnate Nhất Nhất được Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất và phân phối.

Để tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình trước dịch bệnh, bạn đừng quên bổ sung kẽm hàng ngày kết hợp với các thói quen sống lành mạnh khác. 

ZinC Gluconate Nhất Nhất

sức đề kháng là gì- Bổ sung Kẽm

- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại