Định nghĩa
Mục tiêu SMART hay nguyên tắc SMART trong tiếng Anh là SMART Goals hay SMART Principle.
Mục tiêu SMART thực chất là những nguyên tắc được thiết lập để định hình và thực hiện mục tiêu trong tương lai. Chúng ta sẽ biết được khả năng của mình có thể làm được gì và xây dựng kế hoạch cụ thể cho chúng.
SMART là tên viết tắt của những chữ cái đầu, được xây dựng để thiết lập mục tiêu, đảm bảo cho các mục tiêu đã đề xuất được hoàn thành.
Nội dung của mục tiêu SMART
S - Specific (simple, sensible, significant): Tính cụ thể, dễ hiểu
- Một mục tiêu thông minh đầu tiên phải được lên kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng thể hiện rõ quyết tâm và nỗ lực thực hiện.
- Một trong những cách mà người ta thường dùng để xác định một mục tiêu cụ thể là tưởng tượng về chúng.
Chẳng hạn, mục tiêu của bạn trong 10 năm tới là mua một ngôi nhà đẹp, nhưng ngôi nhà này chưa đủ cụ thể. Bạn hãy nhắm mắt lại, hình dung ra ngôi nhà tôi đang ở sẽ to như thế nào? Màu sơn là gì? Có bao nhiêu phòng? Những vật dụng trang trí trong phòng gồm những thứ gì? Xung quanh ngôi nhà sẽ được thiết kế như thế nào? Bạn càng hình dung ra rõ ràng mục tiêu của mình, bạn càng sẽ biết chính xác những gì bạn cần làm để đạt được nó.
M - Measurable (meaningful, motivating): Có thể đo lường được
Nghĩa là ý định phải được gắn liền với những con số. Nguyên tắc Smart chắc chắn tham vọng của bạn có sức nặng, cụ thể là có thể cân, đo, đong, đếm được. Chúng ta biết được chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu.
Chẳng hạn, bạn muốn có một nguồn thu ổn định, thì “ổn định” với đối với bản thân bạn là như thế nào? Có thể là nguồn thu tiền của bạn là 20 triệu đồng/ tháng. Những con số cụ thể mà bạn đặt ra cho mình cũng tựa như đòn bẩy thúc đẩy tinh thần, động lực của bạn lên cao để nỗ lực hết mình đạt được điều mình muốn. Còn nếu không, không những bạn không tạo cho mình niềm nguyện vọng cháy bỏng để tập trung vào mục tiêu, mà còn cảm thấy chán nản, không được động viên và dẫn đến dễ bỏ cuộc.
A - Atainable (agreed, achievable): Tính khả thi
- Tính khả thi cũng là một yếu tố rất quan trọng khi ta đưa ra một mục tiêu. Nghĩa là chúng ta phải suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng.
- Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn chỉ lập ra cho mình một mục tiêu dễ dàng, đơn giản, qua loa mà bỏ qua cơ hội được thử thách với những điều to lớn hơn.
R - Realistic (reasonable, realistic and resourced, results-based): Tính thực tế
Mỗi mục tiêu đều phải hướng tới 1 mục tiêu – mục đích chung – Liên quan đến tầm nhìn chung – đó là liên quan đến mục tiêu dài hạn của bạn.
Ví như bạn có thể đặt những mục tiêu nhỏ như học tiếng Anh để chuẩn bị đi du học Mỹ chứ không phải một ngoại ngữ nào đó, không liên quan đến việc đi học của bạn. Hay việc tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, phát triển kỹ năng mềm cũng là những mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu chung là Du học Mỹ thành công.
Việc mua trò chơi điện tử là một việc chẳng hề liên quan đến công việc học tập và chuẩn bị du học của bạn, nó chỉ để thỏa mãn sở thích cá nhân của bạn? Thì mục tiêu này có thể đặt sau 1 chút , giành thời gian cho những mục tiêu học tập, trau dồi kiến thức thì sẽ hiệu quả hơn – Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu của mình nhanh hơn.
T - Time bound (time-based, time limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): thiết lập thời gian
Đặt gia những thời gian, thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu – bạn hãy giới hạn cho mục tiêu của mình trong thời gian là bao lâu ví dụ như trong 1 tháng, 1 năm hay lâu hơn một chút…. bằng cách này chúng ta sẽ hoàn thành nhanh hơn và có kỷ luật hơn để hoàn thành mọi việc đúng hạn. Những mục tiêu lớn hãy chia nhỏ để hoàn thành dễ dàng hơn nhé bạn.
Giờ thì bạn biết nguyên tắc thông minh khi đặt mục tiêu là gì . Bạn hãy ghi nhớ để áp dụng cho những mục tiêu quan trọng trong học tập, cuộc sống.