Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:00
RSS

Quân đội Mỹ ném xuống 41 nghìn quả bom, 26 nghìn phần tử IS thiệt mạng

Thứ tư, 22/02/2017, 10:24 (GMT+7)

Tính đến tháng 05/2016, các cuộc không kích của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã ném hơn 41.500 quả bom tấn công khủng bố IS.

Sự kiện:

Theo Defense One, cuộc tấn công đầu tiên của liên minh quân sự khủng bố tiến hành trên lãnh thổ Syria ngày 23/09/2014. các máy bay chiến đấu Mỹ đã dội bom vào nhóm chiến binh thánh chiến nổi tiếng Khorasan thuộc tổ chức khủng bố Al-Qaeda Syria, các quan chức Mỹ khẳng định nhóm khủng bố này đe dọa an ninh Mỹ.

Tính đến tháng 05/2016, các cuộc không kích của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã ném hơn 41.500 quả bom tấn công IS, không quân Mỹ là lực lượng dẫn đầu trong các vụ không kích so với những lực lượng không quân của các quốc gia khác.

Chỉ riêng nước Mỹ, mỗi ngày phải chi gần 12 triệu USD cho cuộc chiến chống IS. Tính từ giữa tháng 08/2014 đến ngày 31/05/2016, Lầu Năm Góc đã chi khoảng 7.71 tỷ USD trong các cuộc không kích chống khủng bố.

Máy bay Mỹ xuất phát đi tiêu diệt khủng bố IS. Ảnh: Internet

Theo thống kê từ phía Lầu Năm Góc, không quân liên minh chống khủng bố tiêu diệt khoảng 26.000 chiến binh IS kể từ tháng 08/2014.

Phát ngôn viên Liên minh quân sự chống khủng bố, đại tá Steve Warren trong cuộc phỏng vấn của báo giới tháng 05/2016 cho biết. Kể từ tháng 01/2015, quân đội Mỹ sử dụng chiến thuật trinh sát, tình báo hiện đại đã tiêu diệt hơn 120 thủ lĩnh cao cấp trong mạng lưới của IS. 

Trong một diễn biến có liên quan, một quan chức Mỹ mới xác nhận rằng cường kích A-10 của nước này đã sử dụng đạn urani nghèo (DU) trong chiến dịch diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria, Sputnik đưa tin.

Theo đó, cường kích A-10 Thunderbolt Mỹ đã bắn hơn 5.200 viên đạn DU xuyên giáp cỡ 30 mm vào đoàn xe chở dầu của IS trong ngày 16 và 22/11/2015, phá hủy khoảng 250 phương tiện các loại của phiến quân.

Không kích nhằm vào khủng bố IS. Ảnh: Internet

Dù có khả năng xuyên giáp cao và sức hủy diệt lớn, đạn DU lại rất độc hại đối với con người và môi trường xung quanh. Loại đạn này có thể làm phát tán bụi phóng xạ vào không khí, khiến con người dễ bị nhiễm độc kim loại nặng hoặc mắc những chứng bệnh chết người do hít hoặc nuốt phải bụi phóng xạ. 

Sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003, nhiều trẻ em Iraq đã bị dị tật bẩm sinh hoặc ung thư vì bụi urani nghèo từ hàng trăm nghìn quả đạn các loại. Mỹ sau đó hứa hẹn không tiếp tục sử dụng đạn DU do vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế

Năm 2015, người phát ngôn của liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu John Moore từng khẳng định máy bay Mỹ và đồng minh không hề sử dụng đạn urani nghèo trong chiến dịch quân sự tại Iraq và Syria.

Thống kê về chiến dịch chống khủng bố IS của quân đội Mỹ

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus