Chủ nhật, 19/01/2025 | 16:05
RSS

Quá khứ kinh hoàng tại hỏa ngục Grozny đã tôi luyện tăng thiết giáp Nga vững chãi ra sao?

Thứ năm, 10/08/2017, 11:41 (GMT+7)

Trong cuộc chiến hỏa ngục Grozny, lực lượng đặc nhiệm và tăng thiết giáp đóng vai trò quan trọng, đồng thời hình thành một khái niệm mới: chiến tranh tăng thiết giáp trên đường phố.

Ít ai biết rằng để có lực lượng tăng thiết giáp Nga hùng mạnh như hiện tại, lực lượng tăng thiết giáp Nga đã trải qua quá khứ kinh hoàng tại "hỏa ngục Grozny" trong chiến tranh Chechnya với hàng trăm xe tăng bị phá hủy trong trận đánh.

Những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga rơi vào cuộc chiến tranh đáng sợ nhất, cuộc chiến chống bạo loạn khủng bố Bắc Caucasus. Trong cuộc khủng hoảng này, lực lượng đặc nhiệm và tăng thiết giáp đóng vai trò quan trọng, đồng thời hình thành một khái niệm mới: chiến tranh tăng thiết giáp trên đường phố.

Một trong những sự kiện chiến sự quan trọng nhất của cuộc chiến tranh chống bạo loạn có sử dụng tăng thiết giáp là cuộc tấn công thành phố Grozny, được tiến hành ngày 26/11/1994 do lực lượng đối lập tiến hành chống lại tổ chức quân sự Dudayev.

Để có lực lượng tăng thiết giáp Nga hùng mạnh như hiện tại là điều không hề dễ dàng. Ảnh: RT

Để có lực lượng tăng thiết giáp Nga hùng mạnh như hiện tại là điều không hề dễ dàng. Ảnh: RT

Đây là trận chiến mà yếu tố quyết định giành thắng lợi trên chiến trường chính là tăng – thiết giáp – 35 chiếc tăng T-72, được giao cho lực lượng đối lập Dudayev từ khu kho chiến lược của quân khu Bắc Caucasus.

Nếu như không có xe tăng thiết giáp, cuộc tấn công đã không diễn ra. Nhưng tăng thiết giáp trong cuộc chiến đường phố lần đầu tiên hoàn toàn khác với cuộc chiến tranh binh chủng hợp thành trên một không gian chiến trường rộng lớn.

Tháng 12/1994, hằng trăm xe tăng bao gồm cả loại tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất khi đó là T-80B và T-80BV cùng hàng nghìn binh sĩ Nga ồ ạt tiến vào thủ phủ Grozny của Chechnya.

Thay vì giành chiến thắng dễ dàng, gần 1.000 lính Nga đã tử trận và khoảng 200 xe tăng - thiết giáp bị phá hủy chỉ trong hai ngày trong đó có cả biểu tượng sức mạnh của tăng thiết giáp Nga, xe tăng T-80.

Lợi dụng địa hình đô thị, các phiến quân ẩn nấp và dùng vũ khí chống tăng bao gồm tên lửa và súng RPG các loại nhắm vào xe tăng Nga.

Xe tăng quân đội Nga bị phá hủy tan tành. Ảnh: RT

Xe tăng quân đội Nga bị phá hủy tan tành trong quá khứ. Ảnh: RT

Để tấn công 10 000 tay súng thánh chiến đang cố thủ trong Grozny, quân đội Nga tập trung khoảng 15.000 binh sĩ, 230 xe tăng và 879 xe cơ giới, thiết giáp các loại, hàng trăm khẩu pháo các cỡ nòng.

Mặc dù các xe tăng Nga (T-72 và T-80) nâng cấp cải tiến có khả năng sống còn cao hơn hẳn các xe T-72 của quân đội Syria sử dụng ngày nay khi chưa cải tiến, một phát đạn từ súng phóng lựu chống tăng RPG hoặc một ATGM chưa đủ để tiêu diệt một xe tăng, nhưng lực lượng chiến binh Dydayev được trang bị rất nhiều vũ khí chống tăng các loại.

Chính những hình ảnh tang thương như thế này đã biến thành sức mạnh ý chí và nghị lực để nước Nga vươn lên, lấy lại bóng dáng của Liên Xô ngày nào. Những chiếc tăng T-90 uy lực của Nga tham chiến tại chiến trường Syria cho thấy sức mạnh đáng sợ của lực lượng tăng thiết giáp Nga.

Xe tăng T-90 của Nga thực hành vượt lầy, những cỗ máy đặc biệt trong quân đội. Nguồn: Thợ máy

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

"Bức thư mà em đang viết đây thực sự là bức thư được viết bằng nét mực nhòe, trộn với nước mắt của em. Em viết bức thư này gửi chị với sự tiếc thương anh Trọng, người đã khuất và với sự quan tâm lo lắng cho chị…", trích thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith.