Thứ bảy, 18/01/2025 | 18:02
RSS

Phát hiện cơ sở làm sa tế, nước lẩu từ nước lã và hóa chất

Thứ hai, 28/11/2016, 09:45 (GMT+7)

Cơ quan chức năng đã phát hiện hàng ngàn sản phẩm sa tế, nước lẩu được làm từ nước và hóa chất không rõ nguồn gốc.

Đột kích cơ sở sản xuất sa tế bẩn và nước lẩu hóa chất

Công an thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) xác nhận, đơn vị này vừa phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra một cơ sở chế biến phụ gia bằng hoá chất và thu giữ hàng ngàn sản phẩm sa tế bẩn cùng chất phụ gia có guồn gốc không rõ ràng.

Trước đó, ngày 22/11, cơ quan chức năng liên ngành bất ngờ kiểm tra hành chính cơ sở sản xuất gia vị thực phẩm Gia Hưng Phát (địa chỉ tổ 9, khu phố 2, phường An Phú, thị xã Thuận An) do bà Trịnh Thị Nga (SN 1989) làm chủ. 

Tại đây có hàng chục công nhân trực tiếp đang “sản xuất” nước sốt lẩu thái, nước màu cốt dừa, sa tế tôm… bằng cách trộn nước lã với các hóa chất không rõ nguồn gốc. Cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ gần 7000 hũ sa tế ớt, hơn 300 hũ sa tế tôm, sốt lẩu thái 360 chai, nước màu dừa 960 chai… được đóng chai, lọ thành phẩm.

sa tế bẩn tại hiện trường

Tại hiện trường cơ quan chức năng phát hiện số lượng lớn sa tế bẩn

Bên cạnh đó, nhiều xô, chậu hóa chất khác được nấu chín đang chờ để nguội đóng chai, dán mác. Tất cả các loại phụ gia được chủ cơ sở cho dán mác Gia Hưng Phát và An Phát.

Tuy nhiên, chủ hai nhãn hiệu trên lại không thể xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh cũng như các giấy tờ liên quan đến chất lượng sản phẩm khi được các cơ quan chức năng yêu cầu.

Một vài công nhân cho biết : “Công thức tạo ra các loại sản phẩm này vô cùng đơn giản, chỉ cần quan sát một lúc là thuộc lòng. Tùy từng loại thành phẩm mà cho từng loại hóa chất, lượng nước khác nhau”.

 Khi đã cân, đo, đong, đếm bằng cách ước lượng bằng mắt thì trộn đều hỗn hợp cho vào nồi nấu chín rồi đổ ra các chảo lớn hay xô, chậu lớn. Sau quá trình này, chỉ cần chờ cho hỗn hợp này nguội sản sẽ được công nhân múc đổ vào các lọ nhỏ, đóng nắp, dán nhãn mác chờ xuất ra thị trường.

Tuy vậy, khi trả lời cơ quan chức năng về những sai phạm của cơ sở mình, bà Nga vẫn biện minh cho rằng đây là lần đầu cơ sở sản xuất chế biến chất phụ gia nên chưa hoàn thành các khâu kinh doanh chứ không có ý vi phạm pháp luật

Khi được hỏi về nguồn gốc các hóa chất dùng để sản xuất các sản phẩm trên thì bà chủ cơ sở này mới im lặng.

Bất chấp làm sa tế bẩn vì siêu lợi nhuận

sa tế bẩn ở khắp mọi nơi

Vì siêu lợi nhuận, có những người sẵn sàng nhập nguyên liệu hóa chất không rõ nguồn gốc

Theo kế hoạch, khi lô hàng sản xuất đầu tiên tiêu thụ an toàn, chủ cơ sở sẽ có triển khai sản xuất hàng cho thị trường tết ở các tỉnh phía Nam.

Mỗi sản phẩm phụ gia đem bán có giá ở thị trường từ 10 ngàn – 20 ngàn. Như vậy, một lô hàng khoảng vài ngàn chai phụ gia sau khi xuất kho sẽ thu về hàng trăm triệu đồng.

Nếu tính chi phí mua nguyên liệu hóa chất giá rẻ, các vỏ mác sản phẩm tự làm thì chỉ mất khoảng 1/4 – 1/5 số tiền bán ra. Vì vậy, có thể thấy lợi nhuận từ việc sản xuất hàng hóa bằng hóa chất khá cao, khiến nhiều người không thể bỏ qua.

Vì siêu lợi nhuận, có những người sẵn sàng nhập nguyên liệu hóa chất không rõ nguồn gốc, hoặc nguồn gốc từ Trung Quốc về với giá cực rẻ.

Sự việc này cũng là lời cảnh báo người tiêu dùng khi mua thực phẩm, nguyên liệu phụ gia cần kiểm tra nhãn mác, mua của những cơ sở có thương hiệu, được kiểm định y tế, cơ quan chức năng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

cơ quan chức năng sẽ tiến hành lấy mẫu toàn bộ số lượng hóa chất, sản phẩm của cơ sở của bà Trịnh Thị Nga để xét nghiệm kiểm tra đưa ra hướng xử lí. Đồng thời, yêu cầu đại diện cơ sở bổ túc hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ điều tra.

Nghiêm Linh (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.