Kém ăn mất ngủ dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Có nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi ăn kém, ngủ ít. Điển hình là:
Cùng với lão hóa tự nhiên, hệ tiêu hóa của người cao tuổi cũng không còn làm việc tốt như trước, dẫn đến khó tiêu hóa hơn. Do đó, người cao tuổi thường không muốn ăn, ăn kém hơn trước.
Ngoài ra, một số trường hợp mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng kém hấp thu, rối loạn đường ruột, bệnh dạ dày, đại tràng… cũng dẫn đến tình trạng kém ăn.
Tuổi già thường đi kèm với bệnh tật. Cơ thể lão hóa, cộng thêm đau đớn do bệnh tật khiến người cao tuổi ăn ít, ngủ kém và mệt mỏi kéo dài.
Răng yếu, gãy rụng khiến khả năng ăn nhai suy giảm hay việc dùng răng giả không đúng cỡ, không vừa cũng là nguyên nhân khiến người cao tuổi ăn ít hơn.
Tuổi già, bệnh tật và cô đơn khiến không ít người có cảm giác buồn tủi, trầm cảm, dẫn đến biếng ăn.
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến vị giác, gây ra tình trạng kém ăn.
Kém ăn, ngủ ít và mệt mỏi là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi
Hệ lụy đầu tiên của kém ăn chính là sụt cân. Hơn thế nữa, ăn ít ngủ kém còn dẫn đến những vấn đề sau:
Ăn ít ngủ kém lâu ngày có thể gây suy nhược toàn thân, khiến người cao tuổi thêm mệt mỏi và kéo theo nhiều vấn đề nan giải khác.
Do đó, khi bị kém ăn, bản thân người cao tuổi và cả gia đình nên để ý để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc tẩm bổ để lấy lại sức khỏe và tăng cường tuổi thọ.
Vì người cao tuổi ăn ít hơn, kém hơn trước nên cần phải chú ý thay đổi thực đơn. Có thể giảm số lượng nhưng tăng chất lượng món ăn.
Calo lành mạnh cung cấp nhiều năng lượng và tăng cường miễn dịch, tốt cho sức khỏe của người cao tuổi. Vì vậy, bổ sung calo lành mạnh là một cách kích thích sự thèm ăn, cũng như đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày.
Một số loại thực phẩm giàu calo lành mạnh như: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
Trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng và kích thích cảm giác thèm ăn ở người già.
Các loại trái cây cung cấp nhiều dinh dưỡng bao gồm bưởi, cam, đu đủ, kiwi, quýt, táo, chuối, bơ, dưa hấu…
Chuối ít chất xơ, giàu calo, chỉ nên ăn 1-2 quả mỗi ngày và sau bữa ăn 1-2 tiếng. Quả bơ có chứa hàm lượng cao chất béo không bão hòa, giúp chống viêm và chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe của người cao tuổi.
Các loại gia vị vừa giúp làm tăng thêm hương vị của món ăn vừa giúp giảm chướng bụng, đầy hơi, từ đó sẽ ăn ngon miệng hơn. Khi chế biến món ăn, có thể cho thêm một số loại gia vị thảo mộc như gừng, hạt tiêu, ớt, hành, tỏi…
Các loại gia vị giúp kích thích ăn uống
Các thực phẩm nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, dẫn đến các bệnh huyết áp, tim mạch ở người già. Bên cạnh đó, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ còn gây khó tiêu hóa, dễ khiến người già chán ăn, bỏ bữa.
Ăn nhiều muối khiến cơ thể dễ bị tích nước, làm tăng áp lực lên hệ tuần hoàn. Người già ăn nhiều muối dễ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, thận… từ đó khiến tình trạng mệt mỏi, chán ăn nặng hơn.
Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch, tiểu đường và các bệnh răng miệng ở người già, gây nên tình trạng chán ăn.
Nhiều người có thói quen ngủ trưa nhiều dẫn đến khó ngủ và trằn trọc trong đêm. Sáng dậy mệt mỏi, uể oải, kéo theo chán ăn, không muốn ăn, chỉ muốn đi ngủ. Điều này tạo nên một vòng lặp luẩn quẩn khó gỡ.
Để giảm tình trạng kém ăn mất ngủ, người cao tuổi nên hạn chế ngủ trưa dài, nếu cần ngủ thì chỉ nên chợp mắt khoảng 20-30 phút để buổi tối ngủ ngon hơn, sáng dậy sảng khoái và ăn uống điều độ hơn.
Ngoài ra, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tăng cường tuần hoàn, người cao tuổi nên tập thể dục hàng ngày như đi bộ, tập các bài vận động nhẹ nhàng, đánh cầu lông… Tập thể dục cũng sẽ giúp giảm đau xương khớp, ăn ngon ngủ tốt hơn.
Người cao tuổi nên tập thể dục hàng ngày để ăn ngon ngủ tốt hơn
Đông y có bài thuốc Thập toàn đại bổ nổi tiếng, được nhiều người tin chọn để bồi bổ sức khỏe, nhất là những người bị suy nhược cơ thể, ăn kém ngủ ít, mệt mỏi kéo dài.
Thập toàn đại bổ được kết hợp từ bài Bát trân thang (phối hợp từ Tứ vật thang và Tứ quân tử thang) thêm 2 vị thuốc Hoàng kỳ và Quế vỏ. Sự kết hợp này là đúc kết nhiều năm kinh nghiệm của các thầy thuốc xưa, để cho ra đời bài thuốc có hiệu quả điều trị cao.
Từ bài thuốc này đã có nhiều loại thuốc có tên Thập toàn đại bổ ra đời. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất và công thức gia giảm, nên không phải thuốc nào cũng có hiệu quả cao. Khi lựa chọn thuốc Thập toàn đại bổ, người tiêu dùng nên quan tâm đến thành phần cũng như lưu ý nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Nên lựa chọn thuốc của các công ty dược uy tín, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO để đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm. Tiêu biểu như thuốc Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất được sản xuất tại Dược Phẩm Nhất Nhất – doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất thường được dùng trong các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược, kèm theo dương hư như thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.
Người cao tuổi kém ăn mệt mỏi có thể tham khảo sử dụng để cải thiện sức khỏe.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất NhấtChỉ định: Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất |