Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:33
RSS

Nguyên nhân dẫn tới chứng mất ngủ đêm kéo dài?

Thứ ba, 20/07/2021, 08:12 (GMT+7)

Mất ngủ đêm là chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng tới 35% người trưởng thành. Mất ngủ ban đêm kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống

Mất ngủ đêm

Mất ngủ đêm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của mỗi người

Theo nghiên cứu, mỗi người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 – 9 giờ trong mỗi 24 giờ tùy thuộc vào độ tuổi của họ. Mất ngủ ban đêm trong ngắn hạn có thể dẫn tới mệt mỏi vào ban ngày, khó tập trung vào các vấn đề khác. Bên cạnh đó, nếu bị mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều căn bệnh khác.

Mất ngủ đêm là gì?

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ, khi bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Mất ngủ có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc có thể kéo dài trong thời gian dài (mạn tính).

Mất ngủ cấp tính chỉ kéo dài từ 1 đêm cho đến vài tuần. Mất ngủ mạn tính là khi tình trạng này xảy ra ít nhất trong 3 đêm một tuần trong 3 tháng trở lên.

Mất ngủ có thể dẫn tới các vấn đề sau:

  • Buồn ngủ ban ngày và luôn ủ rủ thờ ơ.
  • Cảm thấy sức khỏe về tinh thần và thể chất đều mệt mỏi.
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu kỉnh lo lắng.

Tuy nhiên các vấn đề ở trên cũng có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ đêm. Chúng vừa có thể là nguyên nhân vừa có thể là hệ quả gây ra mất ngủ.

Phân loại mất ngủ

mất ngủ đêm

Mất ngủ có hai loại là mất ngủ nguyên phát và thứ phát

Có hai loại mất ngủ: nguyên phát và thứ phát.

  • Mất ngủ nguyên phát: Khi các vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến bất kỳ tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe nào khác.
  • Mất ngủ thứ phát: Khi bạn bị khó ngủ do tình trạng sức khỏe (như hen suyễn, trầm cảm, viêm khớp, ung thư trào ngược dạ dày); đau đớn; do tác dụng phụ của thuốc; do dùng chất kích thích.

Nguyên nhân thường gặp gây ra mất ngủ đêm

Mất ngủ có thể hệ quả của một loạt các yếu tố thể chất và tâm lý gây ra. Thông thường, nguyên nhân mất ngủ có thể là một vấn đề tạm thời như bị căng thẳng trong ngắn hạn. Trong một số trường hợp khác, chứng mất ngủ bắt nguồn từ một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác.

Một số nguyên nhân gây ra mất ngủ nguyên phát bao gồm:

  • Bị thay đổi lịch sinh hoạt hàng ngày: Có thể do chuyển ca làm việc, di chuyển đến nơi làm việc có múi giờ khác nhau khiến đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng.
  • Nhiệt độ phòng ngủ không phù hợp: Phòng quá nóng hoặc quá lạnh, phòng ngủ ban đêm quá ồn ào hoặc giường ngủ không thoải mái.
  • Phải chăm sóc trẻ nhỏ: Chăm trẻ sơ sinh hoặc trẻ còn bú đêm có thể bị ảnh hưởng tới giấc ngủ của người mẹ vì phải tỉnh giấc giữa đêm cho bé ăn sữa.
  • Hay mơ nhiều: Mơ gặp ác mộng thường xuyên cũng có thể dẫn tới khả năng mất ngủ đêm.
  • Ít vận động: Người ít vận động, không tập thể dục thường xuyên cũng có khả năng bị khó ngủ vào ban đêm.

Các nguyên nhân của chứng mất ngủ thứ phát bao gồm:

  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng kéo dài.
  • Dùng thuốc trị cảm lạnh, dị ứng, trầm cảm, cao huyết áp và hen suyễn.
  • Đau hoặc khó chịu vào ban đêm.
  • Sử dụng thuốc lá, cà phê và rượu trước khi ngủ.
  • Bị bệnh cường giáp và các vấn đề nội tiết khác.
  • Các rối loạn giấc ngủ khác như: ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên.

Ngoài ra các triệu chứng của một vấn đề sức khỏe hoặc quá trình chuyển đổi tự nhiên của cơ thể có thể  gây khó ngủ. Ví dụ như trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn tới đổ mồ hôi ban đêm, bốc hỏa dẫn tới mất ngủ.

Đối với người bị bệnh Alzheimer, những thay đổi trong não cũng sẽ làm gián đoạn hoặc thay đổi dẫn tới mất ngủ đêm.

Sử dụng thiết bị điện tử trong phòng ngủ có thể gây mất ngủ

mất ngủ đêm

Sử dụng thiết bị điện tử trong phòng ngủ có thể gây mất ngủ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng thiết bị điện tử trong phòng có thể gây ra mất ngủ ở người trẻ. Một số thiết bị như điện thoại di động, máy tính xách tay, ipad,… có thể gây hại cho giấc ngủ ở người lớn.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Sử dụng lâu dài một số loại thuốc sau có thể gây ra mất ngủ như:

  • Thuốc corticosteroid
  • Thuốc chẹn alpha
  • Thuốc chẹn kênh beta
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Men chuyển đổi angiotensin, hoặc ACE

Hậu quả khi bị mất ngủ đêm kéo dài

Cơ thể và não bộ của mỗi người đều cần có thời gian để nghỉ ngơi. Thời gian ngủ chính là lúc giúp cho các cơ quan trong cơ thể được thư giãn. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới một số hệ quả như:

  • Dễ bị huyết áp cao, béo phì và trầm cảm.
  • Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ cao.
  • Hay gắt gỏng khó chịu, tâm trạng thất thường.
  • Lo âu thường xuyên.
  • Thời gian phản ứng chậm có thể dẫn đến tai nạn xe hơi.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị mất ngủ

Chẩn đoán mất ngủ

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và hỏi về bệnh tình cũng như tiền sử bị mất ngủ của bạn.

Nếu bị mất ngủ mạn tính, bạn có thể cần ghi lại nhật ký giấc ngủ trong một hoặc hai tuần, theo dõi các kiểu ngủ và cảm giác mỗi ngày. Bác sĩ cũng có thể hỏi người thân của bạn về thời gian ngủ của bạn.

Điều trị mất ngủ ban đêm

Mất ngủ cấp tính có thể không cần điều trị.

Nếu bạn khó thực hiện các hoạt động hàng ngày vì mệt mỏi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ trong thời gian ngắn. Thuốc có tác dụng nhanh tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn có thể không thể giúp bạn tránh được bị buồn ngủ vào ngày hôm sau.

Không sử dụng thuốc ngủ không kê đơn cho chứng mất ngủ. Bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và sẽ giảm hiệu nghiệm theo thời gian.

Đối với người bị mất ngủ đêm kinh niên, bác sĩ sẽ yêu cầu phải điều trị các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ. Bác sĩ có thể đề xuất liệu pháp hành vi. Bác sĩ có thể giúp thay đổi những điều bạn làm khiến chứng mất ngủ trở nên tệ hơn và tìm hiểu những gì bạn có thể làm để thúc đẩy giấc ngủ.

Thay đổi thói quen sống để chống lại chứng mất ngủ ban đêm

mất ngủ đêm

Duy trì thói quen đọc sách trước khi ngủ giúp bạn dễ ngủ hơn

Thói quen sinh hoạt tốt và điều độ có thể giúp bạn đánh bại chứng mất ngủ. Dưới đây là một số mẹo:

  • Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy cùng một giờ mỗi sáng. Cố gắng không ngủ trưa nhiều vào ban ngày vì có thể ảnh hưởng khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
  • Không sử dụng điện thoại hay sách điện tử trước khi đi ngủ. Ánh sáng của các thiết bị điện tử này khiến bạn khó ngủ hơn.
  • Tránh uống cà phê, sử dụng nicotine và rượu vào cuối ngày. Caffein và nicotine là chất kích thích có thể khiến bạn không ngủ được. Rượu có thể khiến bạn dễ ngủ nhưng lại bị thức giấc vào giữa đêm và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên nên tránh tập thể dục gần giờ đi ngủ bởi có thể khiến bạn khó vào giấc ngủ. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục cách thời gian ngủ ít nhất 3 – 4 giờ.
  • Không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ có thể khiến bị đầy bụng chướng bụng khó vào giấc ngủ.
  • Thay đổi không gian ngủ, với phòng ngủ tối, yên tĩnh, nhiệt độ vừa phải không quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu phòng ngủ quá sáng có thể dùng mặt nạ ngủ. Có thể dùng nút tai để che bớt âm thanh hoặc sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng để dễ ngủ hơn.
  • Thực hiện một số thói quen giúp thư giãn trước khi ngủ như: đọc sách, nghe nhạc hoặc đi tắm.
  • Nếu bạn thường bị mất ngủ bởi nằm suy nghĩ và lo lắng về mọi thứ, hãy thử lập danh sách những việc cần làm trước khi đi ngủ. Khi đó, bạn sẽ gạt được mối bận tâm của mình để dễ dàng đi ngủ hơn.

Thập Toàn Đại Bổ - Bài thuốc giúp bạn ăn ngon ngủ ngon giúp xua tan nỗi lo mất ngủ ban đêm

Bài thuốc Thập toàn đại bổ thang kết hợp giữa Bát trân thang và 2 vị thuốc Hoàng kỳ và Quế vỏ. Sự kết hợp các thảo dược giúp bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn khó ngủ. Sử dụng bài thuốc giúp cải thiện sức khỏe tổng thể giúp cho bạn xua tan nỗi lo mất ngủ kéo dài.

Hiện nay bài thuốc Đông y Thập toàn đại bổ đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO sản xuất tạo nên sản phẩm thuốc dạng viên nén tiện dụng. Thuốc hiện có phân phổi ở các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thập toàn đại bổ Nhất Nhất

mất ngủ đêmBồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:

• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,

• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;

• Phụ nữ mới sinh

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (Giờ hành chính) – Fax: 0272.3817337

Số giấy đăng ký lưu hành thuốc: VD-27480-17

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020

Xem thêm tại: https://nhatnhat.com/thap-toan-dai-bo-nhat-nhat.html

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Thời đại