Thứ sáu, 26/04/2024 | 05:00
RSS

Nước mũi đặc màu trắng đục là dấu hiệu bệnh gì, trị thế nào?

Thứ tư, 24/08/2022, 16:25 (GMT+7)

Nước mũi đặc màu trắng đục gây nghẹt cứng mũi, khó thở. Nhận biết nguyên nhân khiến nước mũi màu trắng đục sẽ giúp giải quyết được tình trạng này nhanh chóng.

Nước mũi đặc màu trắng đục

Nước mũi đặc màu trắng đục là dấu hiệu sức khỏe đang có vấn đề

Tổng quan về nước mũi và màu nước mũi

Nước mũi hay còn gọi là dịch nhầy do cơ thể tạo ra giúp bảo vệ mũi, xoang. Cơ thể tạo ra khoảng 1,5 lít dịch nhầy mỗi ngày, nhưng dịch nhầy chủ yếu sẽ được nuốt xuống nên có thể chúng ta không nhận ra. Khi được nuốt vào dạ dày, dịch vị sẽ hòa tan dịch nhầy.

Dịch nhầy được tạo thành từ nước với protein, kháng thể và muối. Bình thường, dịch nhầy có màu trong suốt, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh.

  • Nước mũi trong suốt: bình thường hoặc bị dị ứng, viêm mũi thai kỳ
  • Nước mũi màu trắng: cảm lạnh, cúm, viêm xoang
  • Nước mũi màu vàng hoặc xanh lá cây: cảm lạnh, cúm, viêm xoang tiến triển
  • Nước mũi màu đỏ, hồng hoặc nâu: bị chấn thương hoặc kích ứng mũi
  • Nước mũi màu đen: nhiễm nấm, hút thuốc lá hoặc dùng ma túy

Nước mũi đặc màu trắng đục
Dịch nhầy có thể biến đổi tùy theo các tác nhân gây bệnh

Nguyên nhân khiến nước mũi trong và đặc

Bình thường, khi cơ thể khỏe mạnh thì nước mũi lỏng và trong suốt. Nếu nước mũi trong và đặc lại thì là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, cúm.

Nhiễm trùng khiến niêm mạc mũi sưng viêm gây nghẹt mũi, làm mất nước ở dịch nhầy, khiến dịch nhầy khô hơn, cảm giác nước mũi đặc dính.

Nguyên nhân khiến nước mũi đặc màu trắng đục

Nước mũi chuyển từ trong suốt sang màu trắng đục và đặc thường là triệu chứng của cảm lạnh, cúm, viêm xoang đang tiến triển.

Đi kèm với nước mũi đặc màu trắng đục là các triệu chứng khác như:

  • Nghẹt mũi 
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Viêm họng
  • Sốt nhẹ (dưới 38 độ C)
  • Đau mỏi cơ thể
  • Hơi nhức đầu

Dịch nhầy màu trắng đục hoặc vàng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chiến đấu để chống lại nhiễm trùng. Khi phát hiện vi trùng, các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch sẽ lao vào tiêu diệt chúng. Các tế bào hoàn thành công việc của mình sẽ bị loại bỏ, trộn lẫn với virus và dịch nhầy, khiến dịch nhầy có màu trắng đục và vàng.

Thấy nước mũi đặc màu trắng đục có cần đi khám không?

Hầu hết các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thường kéo dài từ 5-10 ngày. Các triệu chứng thường nặng nhất vào ngày thứ 3-5. Nếu là do nhiễm khuẩn thì các triệu chứng thường nặng hơn và tiếp tục sau khoảng thời gian này.

Nếu là do virus gây ra thì bệnh có thể tự khỏi, chỉ cần điều trị tại nhà nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu là do vi khuẩn gây ra thì cần phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Để biết bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra thì cần phải thực hiện xét nghiệm, không thể chỉ dựa vào màu sắc nước mũi. Ngoài màu sắc và kết cấu của nước mũi, cần chú ý đến thời gian mắc bệnh và các triệu chứng khác kèm theo, để chủ động đi thăm khám và điều trị.

Nên đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt kéo dài 3 hoặc 4 ngày liên tiếp
  • Nhức đầu xung quanh vùng mắt và nặng hơn khi cúi xuống
  • Nhức đầu dữ dội
  • Đau đầu sau gáy
  • Sợ ánh sáng
  • Buồn nôn, nôn
  • Cáu gắt, khó chịu

Nước mũi đặc màu trắng đục
Nếu nước mũi đặc là do cảm lạnh hay cúm thì có thể tự điều trị tại nhà

Các biện pháp giảm nghẹt mũi có thể áp dụng tại nhà

Hầu hết các nguyên nhân gây nghẹt mũi, nước mũi đặc màu trắng đục là do nhiễm virus, không phải do nhiễm khuẩn hay nấm. Do vậy, bạn có thể tự điều trị tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng, trong thời gian chờ cơ thể tự hồi phục.

Nếu là bệnh do virus thì tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh, bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không tiêu diệt được virus, ngược lại còn có thể khiến bệnh thêm trầm trọng và tăng nguy cơ kháng thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh sau này.

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà giúp thông mũi, giảm tình trạng nước mũi đặc, nghẹt mũi:

1. Xông hơi mũi

Để giảm nghẹt mũi, giúp đường thở thông thoáng hơn, có thể thực hiện xông mũi bằng hơi nước ấm, nhưng cần đặc biệt chú ý tránh bị bỏng.

Có nhiều cách xông hơi mũi:

  • Mở vòi tắm nước nóng trong phòng tắm, đóng cửa kín lại để hơi nước ấm lan tỏa khắp phòng. Ngồi trong phòng tắm có hơi nước ấm khoảng 10-15 phút. Hơi nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, nhờ đó sẽ xì mũi (hỉ mũi) dễ dàng hơn.
  • Đun sôi nồi nước (hoặc đổ nước sôi ra bát to), dùng khăn trùm kín đầu, cúi mặt xuống gần nồi nước để hít ngửi hơi nước bay lên. Để tăng thêm hiệu quả, có thể nhỏ thêm tinh dầu vào nước. Một số loại tinh dầu giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi là tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm, tinh dầu sả chanh…

2. Dùng máy tạo độ ẩm

Không khí hanh khô có thể khiến mũi khô hơn, nước mũi đặc hơn và họng cũng ngứa, muốn ho nhiều hơn. Để tăng độ ẩm trong phòng thì có thể dùng máy tạo độ ẩm, máy phun sương, nhưng nhớ vệ sinh máy thường xuyên, tránh để nấm mốc sinh sôi sẽ gây hại.  

3. Xoa bóp, bấm huyệt

Có thể áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chủ quản vùng mũi xoang để điều hòa khí huyết, giải phóng sự tắc nghẽn, ứ trệ, giảm tình trạng viêm mũi, viêm xoang.

Có thể bấm 3 huyệt: huyệt ấn đường, huyệt nghinh hương và huyệt ty thông.

  • Huyệt ấn đường: nằm ở chính giữa hai lông mày, có liên quan đến các bệnh về mũi, mắt. Dùng ngón tay giữa day bấm huyệt này khoảng 2 phút, thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ giúp đào thải dịch mũi, thông mũi.
  • Huyệt nghinh hương: nằm ngay cạnh hai bên cánh mũi. Dùng 2 ngón tay trỏ của 2 bàn tay day ấn huyệt này khoảng 2 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ đỡ đau mũi và nghẹt mũi.
  • Huyệt ty thông: nằm ở phần chóp phía trên của đường nhân trung. Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt này cho nóng lên, sẽ giúp giảm các triệu chứng viêm mũi.

Nước mũi đặc màu trắng đục
Day ấn huyệt giúp thông mũi, giảm viêm mũi, viêm xoang

4. Uống nhiều nước

Thiếu nước sẽ khiến dịch mũi đặc hơn, gây nghẹt mũi nhiều hơn. Do đó, nên uống thêm nhiều nước để làm loãng dịch nhầy, làm ẩm họng, giảm khô họng.

Uống nước ấm cũng có tác dụng tương tự như xông hơi mũi, vì hít ngửi hơi nước cũng giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi xoang. Bạn có thể pha trà chanh mật ong ấm rồi nhấm nháp dần, vừa thông mũi vừa giảm nhanh các triệu chứng cảm tốt hơn. Vì chanh chứa vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch, mật ong giúp kháng khuẩn, kháng virus và giảm ho.

5. Dùng thuốc thông mũi

Với những người bị nước mũi đặc màu trắng đục gây nghẹt cứng mũi gây khó thở và khó ngủ, có thể dùng thuốc thông mũi không kê đơn dạng nhỏ hoặc dạng xịt. Thuốc sẽ giúp co mạch, do đó làm giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi, giúp dễ thở hơn.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc thông mũi chỉ nên dùng từ 3-5 ngày, không nên dùng dài ngày, bởi sẽ gây nhờn thuốc và phản tác dụng.

6. Rửa mũi

Rửa mũi là phương pháp đổ nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi, nước muối sẽ cuốn theo dịch nhầy ra ngoài qua lỗ mũi bên kia.

Để rửa mũi, nên dùng nước muối sinh lý mua tại nhà thuốc hoặc tự pha dung dịch nước muối tại nhà với tỷ lệ: 1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết. Nếu tự pha nước muối thì nên dùng hết trong ngày, tránh để lâu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Nên dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, tránh dùng xilanh vì xilanh tạo áp lực mạnh, dễ gây đau niêm mạc mũi và đẩy dung dịch vào sâu bên trong, làm đau tai và tăng nguy cơ viêm tai. Nếu không biết cách rửa mũi hoặc lo sợ các tác hại có thể xảy ra thì chỉ nên xịt mũi nhẹ nhàng.

Nước mũi đặc màu trắng đục
Cần dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, tránh dùng xilanh khi rửa mũi

7. Xịt mũi

Xịt mũi là biện pháp dùng dung dịch dạng xịt phun sương, xịt nhẹ vào lỗ mũi. Dung dịch sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, nhờ vậy sẽ giúp xì mũi (hỉ mũi), loại bỏ dịch nhầy ra ngoài dễ hơn.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt, bạn nên lựa chọn sản phẩm của công ty dược uy tín, được phân phối tại địa chỉ uy tín, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Một trong những sản phẩm đang được nhiều người tin dùng là dung dịch vệ sinh mũi Zenko – do Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất và phân phối. Zenko có cả sản phẩm dành cho trẻ em và người lớn, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko có chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc). Sau khi xịt, dung dịch sẽ làm loãng dịch nhầy đặc trong mũi, giúp dịch nhầy loãng hơn và dễ dàng đào thải chúng cùng bụi bẩn ra ngoài. Nhờ chứa muối và các khoáng chất nên dung dịch giúp hỗ trợ sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, kích ứng niên mạc, phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc. Nước khoáng cũng giúp cấp ẩm cho niêm mạc mũi xoang, giảm tình trạng khô rát, khó chịu.

Người bị sổ mũi, nghẹt mũi do cảm lạnh, cúm, viêm xoang cấp và mãn tính đều có thể dùng được. Do có chứa thành phần tự nhiên, lành tính nên sản phẩm an toàn với cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

Nước mũi đặc màu trắng đụcCông dụng:

• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.

• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ

mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.

• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.

• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại