Thứ sáu, 22/11/2024 | 02:10
RSS

Những vai trò quan trọng khi bổ sung kẽm cho bà bầu

Thứ hai, 12/12/2022, 15:47 (GMT+7)

Kẽm là khoáng chất thiết yếu với các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Bổ sung kẽm cho bà bầu có nhiều vai trò quan trọng với cả mẹ và con.

Bổ sung kẽm cho bà bầu

Bổ sung kẽm cho bà bầu có nhiều vai trò quan trọng

Tại sao cần bổ sung kẽm cho bà bầu?

Kẽm là một trong những dưỡng chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bổ sung kẽm cho bà bầu có những lợi ích sau:

Giúp thai nhi phát triển toàn diện

Y học hiện đại đã chứng minh rằng bà bầu bổ sung kẽm giúp quá trình phát triển của tế bào diễn ra thuận lợi, đồng thời chúng còn tham gia vào hoạt động phân chia ADN trong cơ thể. Qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ sau này.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bà bầu bổ sung đủ kẽm, thai nhi sẽ phát triển toàn diện về ngoại hình, các cơ quan trong cơ thể cũng như chỉ số cân nặng. Ngược lại, khi phụ nữ mang thai thiếu kẽm thì sẽ có nguy cơ sinh non cao gấp 3 lần, trẻ sinh ra nhẹ cân, chiều cao thấp hơn so với các bà bầu bổ sung đủ kẽm.

bổ sung kẽm cho bà bầu

Bà bầu bổ sung đủ kẽm giúp thai nhi phát triển toàn diện

Cải thiện sức đề kháng cho mẹ và bé

Kẽm có vai trò kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp mẹ bầu cải thiện sức đề kháng trong suốt giai đoạn mang thai. Nhờ vậy cả mẹ và bé đều duy trì sức khỏe tốt, ổn định, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Giảm nguy cơ trầm cảm cho bà bầu

Khi mang thai, mẹ bầu có nhiều thay đổi về mặt tâm lý, dễ bị áp lực và lo lắng. Việc sử dụng thuốc trầm cảm trong quá trình mang thai không được khuyến khích.

Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng kẽm trong cơ thể đầy đủ giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Do đó, mẹ nên bổ sung kẽm đầy đủ cả trong quá trình mang thai và sau sinh.

Tuy kẽm có vai trò quan trọng, nhưng thực tế cho thấy, bà bầu thường bị thiếu kẽm do rất nhiều nguyên nhân.

Xác định các nguyên nhân thiếu kẽm ở bà bầu

Thực đơn thiếu kẽm

Ăn nhiều ngũ cốc, ít thức ăn có nguồn gốc động vật là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm. Ngoài ra, ăn ít sắt cũng thường dẫn đến thiếu kẽm.

Do mắc bệnh

Mắc các bệnh lý về đường ruột, ung thư bệnh gan, bệnh thận mãn tính... dẫn đến kém hấp thu kẽm. Nếu bà bầu mắc một trong các bệnh trên sẽ có nguy cơ cao thiếu kẽm.

Dấu hiệu nhận biết khi bà bầu thiếu kẽm

Kẽm có trong máu bình thường sẽ ở mức 100 microgam/100ml, nếu kẽm ở mức bằng hay thấp hơn 70 microgam/100ml thì được coi là thiếu kẽm. Khi bị thiếu kẽm, cơ thể con người sẽ không thể tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh, nên sẽ dẫn đến các triệu chứng như sau:

  • Tổn thương mắt và da, niêm mạc
  • Giảm chức năng khứu giác và vị giác
  • Rụng tóc
  • Tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp
  • Vết thương lâu lành
  • Ăn không ngon

Nếu có các dấu hiệu trên, các mẹ hãy lưu ý bổ sung kẽm đầy đủ.

Tìm hiểu các cách bổ sung kẽm cho bà bầu

1. Bổ sung kẽm qua chế độ ăn

Có rất nhiều loại thực phẩm chứa kẽm, các mẹ nên bổ sung luân phiên trong thực đơn như:

  • Thịt: đặc biệt là thịt đỏ
  • Động vật có vỏ: hàu, cua, sò, hến…
  • Đậu: đậu xanh, đậu lăng…
  • Các loại hạt
  • Sữa
  • Trứng
  • Ngũ cốc nguyên hạt

Tuy nhiên, cần ăn cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật. Có thể bổ sung thêm giá đỗ, dưa chua lên men trong bữa ăn vì các thức ăn này có quá trình làm tăng hàm lượng vitamin C và giảm axit phytic trong thực phẩm nên sẽ làm tăng hấp thu sắt và kẽm từ khẩu phần ăn.

bổ sung kẽm cho bà bầu

Cải thiện chế độ ăn giúp bổ sung kẽm cho bà bầu

2. Sử dụng thuốc bổ sung kẽm cho bà bầu

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm chứa kẽm, có một cách đơn giản và hiệu quả hơn là dùng viên uống hay các sản phẩm có chứa kẽm.

Kẽm là dưỡng chất an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ khi được sử dụng với liều lượng khuyến nghị hằng ngày. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên bổ sung 11-12mg kẽm/ngày.

Trong các loại kẽm, nên lựa chọn sản phẩm có chứa kẽm gluconate hay kẽm sulfat là các dạng muối kẽm dễ hấp thu nhất. Tuy nhiên kẽm sulfat có vị kim loại nên có thể gây buồn nôn, khó chịu. Kẽm gluconate không có tác dụng phụ này, nên thường được ưu tiên lựa chọn.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kẽm gluconate. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, nên chọn sản phẩm được sản xuất bởi các công ty dược uy tín, có quy trình sản xuất và phân phối đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tiêu biểu như TPBVSK Zinc Gluconate Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất – doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020, giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng. 

bổ sung kẽm cho bà bầu
Dùng viên kẽm là giải pháp bổ sung kẽm cho bà bầu an toàn và hiệu quả

Zinc Gluconate Nhất Nhất - bổ sung kẽm cho bà bầu hiệu quả

Mẹ bầu nên uống viên kẽm sau bữa ăn khoảng 30 phút, liều dùng là 2 viên/ngày. Trong thời gian này, nên tăng cường ăn các loại thức ăn, hoa quả giàu vitamin A, vitamin C sẽ giúp hấp thu kẽm tốt hơn.

Nếu mẹ dùng thêm sắt thì tốt nhất nên uống cách kẽm khoảng 2 tiếng, dùng kẽm trước rồi mới dùng sắt, bởi sắt làm cản trở sự hấp thu kẽm của cơ thể.

Zinc Gluconate Nhất Nhất có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bà bầu có thể tham khảo sử dụng để bổ sung kẽm cho cơ thể.

Zinc Gluconate Nhất Nhất

bổ sung kẽm cho bà bầuCông dụng: 

Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.

Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại