Thứ tư, 24/04/2024 | 17:48
RSS

Chuyên gia giải đáp: “Uống kẽm có nóng không?”

Thứ ba, 20/09/2022, 14:01 (GMT+7)

Nhiều người thắc mắc dùng kẽm như thế nào, uống kẽm có nóng không, bởi kẽm là vi chất đặc biệt quan trọng nên thường được bổ sung. Hãy cùng tìm câu trả lời qua tư vấn từ chuyên gia.

uống kẽm có nóng không

Tìm hiểu uống kẽm có nóng không?

Vai trò của kẽm với cơ thể

Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết để giúp cho cơ thể phát triển toàn diện. Nó được coi là chất xúc tác cho khoảng 100 enzyme, liên quan mật thiết đến hoạt động trao đổi chất của tế bào, giữ nhiều chức năng quan trọng đối với hệ miễn dịch, tổng hợp protein, tổng hợp ADN, phân chia tế bào và giúp làm lành vết thương nhanh hơn.

Nếu thiếu kẽm, cơ thể sẽ đối mặt với nhiều vấn đề bệnh lý, gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển tế bào, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn, bệnh lý mãn tính, tóc rụng, thị lực suy giảm, rối loạn thính giác, lở loét, vết thương chậm lành...

Uống kẽm có nóng không và nên dùng như thế nào?

Do cơ thể không tự tích trữ được kẽm mà cần phải bổ sung hàng ngày với liều lượng hợp lý. Chính vì thế mà việc uống kẽm có nóng không, uống vào thời điểm nào, uống bao nhiêu là đủ… lại trở thành nỗi băn khoăn của nhiều người.

Theo các chuyên gia, bổ sung kẽm đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh và không gây nóng cho cơ thể.

Để hạn chế rối loạn tiêu hóa, tốt nhất bạn nên tránh uống kẽm khi đói bụng, nên uống vào buổi sáng, 30 phút sau khi ăn. Đối với người bị đau dạ dày, nên uống kẽm trong khi ăn để giảm nguy cơ kích ứng.

Tùy theo nhu cầu bổ sung kẽm của từng nhóm đối tượng, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị hàm lượng kẽm cần dùng, cụ thể:

  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: Cần bổ sung 3mg kẽm/ngày.
  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: Cần bổ sung 5mg kẽm/ngày.
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Cần bổ sung 8mg kẽm/ngày.
  • Người từ 14 tuổi trở lên: Cần bổ sung 11mg kẽm/ngày đối với nam giới và 8mg kẽm/ngày đối với nữ giới.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Cần bổ sung 11-12mg kẽm/ngày.

uống kẽm có nóng không

Bà bầu cần chú ý bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết

Uống kẽm có tác dụng phụ không?

Kẽm là dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển hầu hết các cơ quan như hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, niêm mạc, da,...

Uống kẽm không gây táo bón, bởi nó sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm rối loạn tiêu hóa và từ đó tình trạng táo bón cũng ít xuất hiện. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều kẽm, có thể dẫn đến ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, cản trở hệ miễn dịch hoạt động…

Uống kẽm cùng các khoáng chất khác như thế nào?

Bổ sung vitamin và khoáng chất cùng lúc là nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên, nếu bổ sung không đúng cách có thể gây phản tác dụng, làm cản trở hấp thu các chất của cơ thể, gây lãng phí và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Vì vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng kẽm phải tránh dùng chung với một số khoáng chất khác như sắt, canxi và magie. Nếu cần bổ sung, bạn nên uống kẽm cách thời điểm uống canxi và magie khoảng 2 tiếng, để cơ thể có thời gian hấp thụ chúng một cách tốt nhất.

Ví dụ, bạn có thể sử dụng kẽm vào buổi sáng, còn canxi và magie uống vào buổi trưa.

Ngược lại, dùng kẽm kết hợp với một số chất khác lại làm tăng hiệu quả hấp thu kẽm trong cơ thể, tiêu biểu như vitamin C. Các chuyên gia khuyến khích dùng song song kẽm và vitamin C để giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.

uống kẽm có nóng không

Nên bổ sung kẽm cùng vitamin C để mang lại hiệu quả tốt hơn

Nên làm gì khi bỏ lỡ liều bổ sung kẽm?

Trong quá trình bổ sung kẽm, nhiều người bận rộn hoặc quên mất lịch uống kẽm hàng ngày. Khi đó, bạn nên uống lại kẽm càng sớm càng tốt và cũng không cần quá lo lắng, vì chỉ khi nào thiếu kẽm trong một thời gian dài, cơ thể mới phát sinh các vấn đề sức khỏe.

Trong trường hợp quên uống và đã tới thời điểm bổ sung liều kẽm tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên, và uống kẽm như thường lệ, không cần phải tăng liều lượng để tránh bổ sung kẽm dư thừa, gây quá liều khiến cơ thể không hấp thu hết kẽm.

Nên chọn loại kẽm nào để bổ sung?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại viên uống chứa kẽm, tiêu biểu phải kể đến các loại viên uống chứa muối kẽm gluconate được nhiều người lựa chọn, bởi đây là loại muối kẽm có độ hòa tan tốt nhất, giúp cơ thể hấp thụ tối đa.

Để bổ sung kẽm hiệu quả, bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại các công ty dược phẩm uy tín, để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng. Tiêu biểu như sản phẩm TPBVSK Zinc Gluconate Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất và phân phối.

Kẽm gluconate chứa 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm) giúp bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.

Zinc Gluconate Nhất Nhất phù hợp với nhiều đối tượng: thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.

Để có hiệu quả tốt, nên uống với một ít nước, sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.

Liều lượng phù hợp như sau:

- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.

- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.

- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.

Trên đây là một số thông tin giải đáp uống kẽm có bị nóng không và cách bổ sung kẽm hiệu quả. Bạn có thể tham khảo để bổ sung kẽm cho cả gia đình.

ZinC Gluconate Nhất Nhất

uống kẽm có nóng khôngThành phần (trong 1 viên nén):

Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).

Công dụng:

Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.

 

Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại