Sinh vật đặc trưng
Rừng Amazon, là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ diện tích 7 triệu km². Khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (với 60% rừng mưa), Peru (với 13 %) và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp.
Nơi đây sở hữu lớp động vật đặc trưng hết sức độc đáo, trong đó phải kể đến thằn lằn Jesus, ếch phi tiêu độc, ếch thủy tinh, cá heo hồng, trăn Anaconda, cá candiru, lươn điện….
Trong đó, thằn lằn Jesus là loài thằn lằn phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, nhất là trong khu rừng Amazon rộng lớn. Chúng chạy rất nhanh, có thể đạt được tốc độ từ 15 đến 16 dặm một giờ. Vì sự nhanh nhẹn trên, chúng có thể chạy trên mặt nước như bay.
Ếch thủy tinh là loài động vật độc đáo chỉ có ở Amazon, chúng có lớp da trong suốt nên bạn có thể nhìn thấy cơ quan nội tạng của loài ếch thủy tinh.
Ếch thủy tinh. Ảnh: Internet
Lươn điện là loài lươn nguy hiểm nhất hành tinh, chúng có khả năng phóng điện làm tê liệt con mồi, và thắp sáng dưới mặt nước để nhìn được xung quang. Theo các nhà sinh vật học, nhờ một hệ thống nội tạng đặc biệt, lươn điện có thể phát ra dòng điện mạnh hơn 500 volt, đủ để gây chết người. Chúng chủ yếu săn động vật không xương sống, dù một số con lớn có thể ăn cả cá và động vật có vú nhỏ.
Trăn Anaconda thuộc vào nhóm những loài rắn lớn nhất thế giới trăn anaconda sống ở lưu vực sông và các vùng đất ẩm thuộc Nam Mỹ.
Cá heo hồng được biết là loài cá heo thông minh nhất trong số các loài. Não chúng lớn hơn não người 40%. Chúng thân thiện,
Diện tích rộng lớn
Amazon có diện tích vô cùng rộng lớn, tương đương Châu Úc. Nhìn trên bản đồ, bạn sẽ thấy độ rộng lớn tới khó tin của Amazon. Với diện tích 5,5 triệu km2, rừng Amazon bằng nửa tổng lãnh thổ của Liên bang Mỹ (gồm cả Alaska và Hawaii) và gần bằng diện tích của Australia (7,7 triệu km2).
Rừng Amazon. Ảnh: Internet
Vùng trũng Bodele
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra mối liên hệ lạ thường giữa sa mạc lớn nhất thế giới (Sahara) và khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới (Amazon) nhờ vào vùng trũng Bodele.
Vùng trũng Bodele. Ảnh: Internet
Theo đó, gió thổi qua Đại Tây Dương đem bụi đất từ vùng trũng Bodele, một sa mạc ở Cộng hòa Chad, tới Amazon khiến khu rừng trở nên màu mỡ. Nếu không có sa mạc này, Amazon không tồn tại.
Bộ lạc tách biệt với văn minh thế giới
Người ta đã phát hiện bộ lạc này sống tại Thung lũng Javari gần biên giới với Peru. Bộ lạc mới được phát hiện có thể thuộc cộng đồng ngôn ngữ Pano, hiện đang sống tại khu vực này.
Bộ lạc kì bí trong rừng Amazon. Ảnh: Internet
Thung lũng Javari được xem là có “mật độ tập trung các nhóm bộ lạc biệt lập cao nhất trong vùng rừng Amazon và thế giới” và có thể là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người bản địa từ ít nhất 14 bộ lạc.
Cá chình điện Amazon phóng điện giật chết cá sấu. Nguồn: Anhyeucodon