Thứ sáu, 22/11/2024 | 10:40
RSS

Những quân sư tài năng bậc nhất Trung Hoa cổ đại

Thứ ba, 31/10/2017, 13:00 (GMT+7)

Họ đều là những quân sư đại tài lập nên chiến công hiển hách, khiến người đời sau muôn phần khâm phục và ngợi ca.

Khương Tử Nha (1156 – 1017 TCN)

Nhắc tới những quân sư tài năng bậc nhất Trung Hoa cổ đại không thể không kể tới Khương Tử Nha, ông tên thật là Khương Thượng, tự Tử Nha, quê ở Đông Hải, sống vào thế kỷ 12 TCN là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của Trung Hoa cổ đại .

Từ đời vua Thuấn đến đời nhà Hạ, tổ tiên của ông ở được phong hầu ở đất Lã nên lấy họ là Lã. Sau đến nhà Thương phong hầu lại cho các tướng lĩnh, đại thần khai quốc nên tổ tiên của ông trở thành thường dân và lấy họ là Khương. Nên dân gian cũng có tên gọi ông là Lã Vọng.

Dân gian Trung Quốc lưu truyền câu nói rằng “Khương Thượng trước, Tôn Tẫn sau, năm trăm năm trước Gia Cát Lượng, năm trăm năm sau Lưu Bá Ôn” để nói về tài năng quân sự kiệt xuất ít ai sánh kịp của ông.

Tôn Tẫn (Thế kỷ IV TCN)

Tôn Tẫn người nước Tề, là một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Tương truyền, ông là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử.

Sau khi Bàng Quyên làm tướng nhà Ngụy, liền đố kỵ với tài của Tôn Tẫn mà lừa gạt ông đến nước Ngụy rồi vu tội cho, khiến Tôn Tẫn bị chặt xương đầu gối.

Sau một thời gian dài phiêu bạt khắp nơi tìm minh chủ, ông được sứ giả nước Tề đưa về Tề Quốc. Tướng Tề là Điền Kỵ phục tài của Tôn Tẫn nên đã tâu với Tề Uy Vương phong ông làm thầy.

Tôn Tẫn- quân sư đại tài Trung Hoa cổ đại
Tôn Tẫn- quân sư tài năng bậc nhất Trung Hoa cổ đại

“Tôn Tẫn binh pháp” của ông là kế thừa tư tưởng quân sự của Tôn Vũ và là một trong các quyển binh pháp nổi tiếng bậc nhất ở Trung Quốc, được vận dụng rất nhiều trong bày binh đánh trận dưới thời Tam Quốc và các cuộc chiến tranh dưới thời phong kiến Trung Hoa.

Mai này chính ông giúp nước Tề diệt được nước Ngụy hùng mạnh, đồng thời dùng mưu kế giết được Bàng Quyên, trả được mối thù năm xưa.

Trương Lương (250 – 186 TCN)

Trương Lương tự là Tử Phòng, là mưu thần của Hán Cao Tổ Lưu Bang ( Hán Cao Tổ lập nên nhà Hán tồn tại 400 năm sau này), là nhà quân sự, chính trị kiệt xuất thời Tần mạt, Hán sơ kỳ.

Ông là người có công lớn trong khai quốc Hán Vương triều. Trương Lương một trong ba người tài giỏi xuất chúng thời đầu nhà Hán (Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà).

Tài năng của Trương Lương trong việc phò tá Lưu Bang dựng nên nghiệp nhà Hán đã tỏ rõ ông có tầm nhìn chính trị xa rộng, năng lực phân tích tâm lý tinh tế, nhãn quan chiến lược sắc sảo và tài phân tích, thu phục lòng người khôn khéo.

Gia Cát Lượng (181 – 234)

Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông), là quân sư của Lưu Bị thời Tam Quốc.


Gia Cát Lượng- một quân sư tài năng bậc nhất Trung Hoa cổ đại

Ông là nhà quân sự, chính trị, tản văn và nhà phát minh thiên tài trong lịch sử Trung Hoa với các chiến thuật quân sự nổi tiếng như Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).

Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị từ một vị tướng nhỏ, trở thành vua nhà Thục Hán, chia ba thiên hạ, sáng ngang cùng Tào Tháo, Tôn Quyền. Năm 223 sau khi Lưu Bị chết, Lưu Thiện kế vị hoàng đế Thục Hán, Gia Cát Lượng được phong tước vị làm Võ Vương Hầu, trở thành người lãnh đạo quân sự chính trị quan trọng tối cao của Thục Hán.

Sau khi qua đời, ông được phong làm Trung Võ Hầu nên người đời sau thường gọi ông là Gia Cát Võ Hầu hay Võ Hầu.

Lưu Bá Ôn (1311-1375)

Lưu Cơ tự là Bá Ôn, sinh năm 1311 tại thôn Dương Võ, huyện Thanh Điền. Ông là nhà mưu lược quân sự kiệt xuất cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh. Ông vừa là nhà chính trị, tác gia và nhà tư tưởng, thông kinh sử hiểu thiên văn, tinh binh pháp, là một trong những khai quốc công thần đời Minh.

Ông có công phò tá Chu Nguyên Chương hoàn thành đế nghiệp. Ông là khai quốc công thần của triều Minh và luôn tận tâm tận lực giữ cho quốc gia được yên bình. Do ông nổi danh thiên hạ, nên người đời sau thường so sánh ông với Gia Cát Lượng.

Tương truyền ông thông minh từ nhỏ, thích đọc sách, yêu thích thiên văn, địa lý, binh pháp, đặc biệt sở hữu trí nhớ siêu phàm, đọc sách như gió, chỉ xem qua một vài lần là có thể thuộc nội dung, nổi tiếng khắp vùng.

Gia Cát Lượng dùng thuyền cỏ mượn tên. Nguồn: Tam Quốc hùng ca

Nam Phong
Theo Đời sống Plus/GĐVN