Thứ ba, 23/04/2024 | 20:50
RSS

Những bí ẩn cổ đại khoa học chưa thể nào giải thích

Thứ hai, 15/01/2018, 09:28 (GMT+7)

Có rất nhiều bí ẩn cổ đại mà với trình độ của khoa học hiện tại, con người vẫn chưa thể nào giải thích.

Những ngọn đèn không bao giờ tắt

Một trong những bí ẩn cổ đại mà khoa học hiện đại bó tay khi lý giải chính là ngọn đèn vĩnh cữu, hay còn gọi là đèn không bao giờ tắt.

Những ngọn đèn liên tục cháy sáng mà không sử dụng bất kỳ nhiên liệu nào đã được phát hiện vào thời Trung Cổ. Chúng được đặt trong các ngôi mộ, với mục đích duy nhất là để những người đã khuất thấy được ánh sáng dẫn đến thế giới bên kia.

bí ẩn cổ đại khoa học chưa thể nào giải thích
Ngọn đèn cháy mãi không tắt. Ảnh: Internet

Điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là chúng có thể cháy dưới mọi điều kiện và vẫn tiếp tục cho tới hàng ngàn năm sau, một điều mà ngay cả với khoa học hiện đại, con người cũng không thể nào tự tạo được những ngọn đèn như vậy.

Những đôi giày trong đền Ai Cập

Trong một chuyến thám hiểm trong một số ngôi đền Ai Cập vào năm 2004, các nhà khoa học đã vô tình phát hiện được 7 đôi giày, được đặt trong một cái lọ trong đó có hai đôi giày trẻ con.

Bí ẩn cổ đại có rất nhiều điều thú vị
Giày trong Kim Tự Tháp. Ảnh: Internet

Theo nhà khảo cổ học Angelo Sesana, chiếc lọ giày này đã được giấu kín từ 2,000 năm trước. Andre Veldmeijer – một chuyên gia về giày dép cổ, đã đưa ra giả thuyết rằng những đôi giày này rất có giá trị và tượng trưng cho địa vị xã hội Nhưng những bí ẩnxung quanh nó thì vẫn chưa có lời giải đáp.

Cách thức xây dựng Kim Tự Tháp Ai Cập

Theo ước tính của các nhàn ghiên cứu, có khoảng trên dưới 138 kim tự tháp ở Ai Cập. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới với hơn 6 nghìn km.

Trong số các kim tự tháp ở Ai Cập, Kheops chính là công trình kỳ vĩ nhất với chiều cao lên tới 146 m, chiều dài đáy là 227,7 m. Để xây dựng được công trình này, người ta phải sử dụng tới hơn 2,5 triệu m2 đá, với diện tích đáy lên tới 52.198,16 m2.


Kim Tự Tháp Ai Cập. Ảnh: Internet

Điều gây ngạc nhiên hơn nữa cho các nhà nghiên cứu là dù công trình đồ sộ như vậy, vạch ghép giữa 2 khối đá khít không quá 5 mm, độ chênh lệch giữa các góc chỉ dao động trong vòng 8-15 cm.

Điều khiến các nhà khoa học đau đầu là người Ai Cập cổ đại đã xây dựng những Kim Tự Tháp này như thế nào, khi mà với trình độ của khoa học hiện đại ngày nay, việc xây dựng những Kim Tự Tháp tương tự là điều vô cùng khó khăn.

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN