1.Trí tuệ
Người quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động họ có kiến thức uyên thâm nhờ sự cầu tiến và ham học hỏi, trong khi đó kẻ tiểu nhân ý chí thấp kém, lười biếng vì vậy mà hiểu biết nông cạn, luôn trong sự so tính thiệt hơn.
Người quân tử luôn khoan dung, không thù hận người khác, lạc quan tươi vui đón nhận cuộc sống. Kẻ tiểu nhân trong lòng luôn có sự tình nào đó chất chứa, ấp ủ, luôn mang trong mình sự đố kỵ hẹp hòi, cảm thấy người khác hơn mình là không thể chịu được nên luôn toan tính.
2. Kết giao bạn bè
Người quân tử thích kết giao bằng hữu, mở rộng kiến thức, trau dồi trí tuệ, kẻ tiểu nhân chí biết khép mình mà không muốn kết giao.
Người quân tử khi kết giao với ai cũng dùng tấm lòng ngay thẳng chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Kẻ tiểu nhân lại muốn kết bè phái với những người có cùng tư tưởng mục đích với mình, gạt bỏ người đối lập, để làm những điều sai trái, hại người lợi mình.
3. Tiêu chuẩn
Người quân tử hiểu rõ nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ lợi. Ý nói người quân tử coi trọng đạo nghĩa còn điều mà kẻ tiểu nhân xem trọng chính là lợi ích. Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử trước tiên sẻ dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc, cuối cùng mới lựa chọn.
Kẻ tiểu nhân gặp vấn đề, lựa chọn thì trước tiên nghĩ xem nó có lợi cho bản thân như thế nào rồi mới tính toán, họ sẽ chọn theo hướng có lợi cho họ.
4. Lời nói và hành vi
Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một bầu không khí hài hòa.
Lời dạy của Khổng Tử có thể phân biệt quân tử tiểu nhân. Ảnh: Internet
Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói, có thể sẽ nói một đằng song nghĩ và làm theo hướng ngược lại, chỷ quen xu nịnh để có được ích lợi cho bản thân.
5. Khí chất
Người quân tử rộng rãi mà không kiêu, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng lại nhỏ hẹp. Người quân tử kiến thức uyên thâm song khiêm tốn nhịn nhường, kẻ tiểu nhân kiến thức thấp kém mà hay khoe khoang tự phụ hay soi mói mà công kích người khác.
6. Chí hướng
Người quân tử luôn tự trau rồi, luôn hướng lên, hướng xa để phát triển bản thân bằng chính năng lực của con người.
Kẻ tiểu nhân luôn bảo thủ, hay nghĩ gần, mỗi ngày sa xuống dưới. Cũng có giải thích rằng, người quân tử thuận theo Thiên lý, ngày càng cao minh còn kẻ tiểu nhân lại thuận theo dục vọng của bản thân nên ngày càng đi xuống.
7. Truy cầu
Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích. Người quân tử luôn tôn trọng đạo lý, nghĩ đến danh tiếng và đạo nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ nghĩ tới lợi lộc và bất chấp tất cả.
Chính vì vậy, người quân tử trước sau cũng sẽ có kết cục tốt, còn kẻ tiểu nhân tuy được cái lợi trước mắt nhưng sẽ phải trả giá hơn điều nhận được.
8. Phẩm chất
Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản thân xem có tội lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.
Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà phủi hết trách nhiệm của bản thân, họ chỉ biết trốn trách những sai xót của mình và cho mình là người luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh.
9. Lựa chọn
Người quân tử cho dù ở vào khó khăn vẫn kiên trì nguyên tắc làm người phải có đạo nghĩa, kẻ tiểu nhân gặp lợi ích liền làm xằng làm bậy. Dựa vào cách lựa chọn cũng có thể nhìn ra quân tử và ngụy quân tử. Càng là ở vào hoàn cảnh khó khăn cực điểm, càng có thể nhìn thấu được phẩm chất của một người.