Căn phòng cấp cứu ở khoa Nhiễm – thần kinh BV Nhi đồng 1 chen kín các giường bệnh, 2 bệnh nhi phải nằm 1 giường (Ảnh: Văn Đức/Vietnamnet)
Trong khi trẻ mắc tay chân miệng đang nhập viện với tốc độ tăng cao liên tục tại 3 bệnh viện nhi đồng thuộc TPHCM, ngành y tế cũng đã ghi nhận các ca tử vong rải rác ở miền Nam.
Theo tin tức trên Infonet, đến thời điểm hiện tại, đã có 6 ca tay chân miệng tử vong ở 5 tỉnh thành bao gồm Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó Tây Ninh chiếm 2 ca.
Đáng chú ý, tất cả các ca tử vong trên đều xảy ra vào tháng 8 và tháng 9/2018 – cũng là thời điểm bệnh tay chân miệng tăng cao đột biến ở các tỉnh thành.
Theo các bác sĩ, các trẻ đều nhiễm chủng EV71, cũng là chủng nguy hiểm nhất của tay chân miệng tính đến thời điểm hiện tại.
Nhiều ca lúc nhập viện, trẻ phải thở máy, lọc máu. Ảnh Vietnamnet.
Trả lời Đời sống Plus, PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai chia sẻ, loại virus này có khả năng làm tổn thương tổ chức thần kinh trung ương gây ra những biến chứng nặng nguy hiểm tính mạng. Các biến chứng nặng hay gặp đó là phù phổi cấp, viêm cơ tim, sốc tiêm, viêm não, viêm màng não…
Trước đây, chủng virus này gây bệnh ở nhiều quốc gia, trong các đợt dịch ở Đài Loan năm 1998 và dịch tay chân miệng tại TP.HCM năm 2011-2012.
Theo ghi nhận của PV Vietnamnet, ở khoa Nhiễm – thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 lượng trẻ nhập viện điều trị vì bệnh tay chân miệng tăng gấp 5 lần so với tháng trước khiến nhân viên y tế phải gồng mình cứu chữa.
Những ngày này, phải có mặt ở khoa Nhiễm – thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 mới chiến kiến hết sự vất vả của các y bác sĩ nơi đây. Lượng trẻ nhập viện điều trị vì bệnh tay chân miệng tăng gấp 5 lần so với tháng trước khiến nhân viên y tế phải gồng mình cứu chữa.
12 y bác sĩ ở khoa này hiện đang chăm sóc, điều trị cho 179 bệnh nhi. Do bệnh nhi nhập viện quá đông, 2 bé phải nằm 1 giường bệnh. Bệnh nhi nằm thiêm thiếp, tay chân được buộc chặt vào thành giường tránh co giật.
Không chỉ nhập viện với số lượng đông, mà còn có nhiều ca nặng. Lúc nào trong khoa cũng có trên 20 bé phải thở máy, lọc máu.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, có những ngày, lượng bệnh nhi nhập viện tới 80 bé. Tình hình bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp, nên số trẻ nhập viện vì chứng bệnh này có thể sẽ còn tăng trong những ngày tới.
Theo VOV news, thống kê của trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho hay, số trẻ mắc tay chân miệng tuần vừa qua tăng 45% so với trung bình các tuần trước đó. Đây cũng là thời điểm dễ bùng phát bệnh này. Vì vậy trong trường học nếu xảy ra các ca nhiễm tay chân miệng thì trẻ bệnh phải được nghỉ học, cách ly đến trường tối thiểu 10 ngày.
Các chuyên gia về dịch tễ khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường, người lớn cũng phải rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Xem thêm chữa viêm họng, ho có đờm bằng quả sung và củ gừng cực hiệu quả