Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:33
RSS

Nguồn gốc ra đời đầy thú vị của đôi đũa ăn

Thứ sáu, 08/09/2017, 19:25 (GMT+7)

Đũa là một vật dụng vô cùng quen thuộc trong việc ăn uống của người dân Á châu, tuy nhiên nguồn gốc ra đời của vật dụng được mệnh danh là văn minh Phương Đông này sẽ khiến bạn cảm thấy thú vị và bất ngờ.

Đũa ăn là vật dụng quan trọng và cùng quen thuộc với người dân Á Đông, nó được người phương Tây gọi là văn minh phương Đông và trở thành một nét văn hóa của người Á châu.

Cùng với lịch âm, nến, giấy, mực… đũa là một trong những phát minh lớn của người Trung Quốc Từ thời Ân Thương cách đây hơn 3000 năm con người đã bắt đầu biết dùng đũa để gắp thức ăn, thay cho ăn bốc như thời nguyên thủy.

Thời gian đầu đũa ăn chưa được gọi là đũa, mà là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “cân”.

Theo lịch sử ghi chép người dân Giang Nam miền Đông Trung Quốc, phát âm từ “trợ” và “trọ” là giống nhau, mà những người đi thuyền trên sông lại rất kỵ “thuyền ngừng lại” (vì trong tiếng trung từ “trọ” đồng âm với từ “ngừng”, mai này người Việt Nam phát âm lái từ “trọ” thành từ “họ”, cũng là nói với nghĩa dừng lại, vì thế người dân miền Bắc khi cày bừa bằng trâu hay dùng từ “họ” thay cho từ dừng), nên đặt ngược ý là “đũa” (trong tiếng trung đồng âm với từ “nhanh”).

Thế là, đôi đũa để ăn cơm mà Trung Quốc phát minh mà ai nấy đều biết mới có tên gọi là “đũa”. Thời cổ xưa khi nướng thức ăn, tiện tay bẻ hai cành cây hoặc cành trúc để gắp ăn, như vậy vừa không bỏng, lại có thể thưởng thức món ăn thơm ngon nóng sốt, vì vậy đã chuyển biến thành đũa.

Đũa ăn - văn minh phương Đông. Ảnh: internet

Kết cấu của đôi đũa hết sức đơn giản. Về hình dáng, là hai que nhỏ, đũa của người Trung Quốc trên to dưới nhỏ, trên vuông dưới tròn, tạo hình như vậy có ưu điểm là gấp rất tiện, không bị trơn, khi để trên bàn cũng không bị lăn đi lăn lại, đầu đũa tròn khi gắp thức ăn cho miệng cũng không bị xước môi. 

Ngược lại với người Trung Quốc, người Hàn Quốc thích dùng đũa bằng inox, bởi đũa bằng kim loại có tuổi thọ cao hơn cũng như trông bắt mắt hơn. Người Việt Nam ở khu vực nông thôn đa số sử dụng đũa tre, trong khi đó khu vực nội thành có thói quen sử dụng đũa Inox như người Hàn Quốc.

Đũa trong dân gian Trung Quốc thường đóng một trò rất quan trọng. Có một số nơi khi cô gái về nhà chồng, trong của hồi môn nhất định phải chuẩn bị cho đôi vợ chồng trẻ hai cái bát và hai đôi đũa, rồi lấy dây đỏ buộc vào nhau, gọi là “bát con cháu”, đây không những là tỏ ý từ nay hai vợ chồng trẻ sẽ sinh sống bên nhau, mà từ “đũa” đồng âm với tư “nhanh” với ngụ ý là chúc hai vợ chồng “sớm sinh quý tử”.

Bên cạnh đó theo người xưa, khi dùng đũa ăn phải tuyệt đối kiêng kỵ những điều sau nếu không muốn dước người âm vào nhà, mất may mắn hay bất lịch sự trước người cùng bàn như: Đặt đũa dài ngắn, không đồng đều trên bàn ăn, ngón trỏ chỉ ra ngoài khi cầm đũa, dùng đũa gõ vào bát, dùng đũa khua khoắng trong mâm cơm, dùng đũa gẩy đồ ăn, gắp thức ăn bị vương vãi, dùng đũa chiếc ngược chiếc xuôi, cắm đũa vào bát cơm, đặt đũa chéo nhau, đánh rơi đũa xuống đất.

Những bí ấn chưa thể giải thích do camera ghi lại. Nguồn: Xem gì hôm nay

Nguyễn Hưng
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, trùng tu như thế nào để thực sự mang lại hiệu quả vẫn luôn là vấn đề giới chuyên gia trăn trở.