Thứ bảy, 18/01/2025 | 16:04
RSS

Vì sao đại bàng được mệnh danh là chúa tể bầu trời?

Thứ bảy, 02/09/2017, 07:13 (GMT+7)

Đại bàng vô cùng mạnh mẽ, hung dữ và sở hữu sức mạnh mà không một loài chim nào trong thế giới tự nhiên có thể sánh kịp.

Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và phân bố chủ yếu ở bờ biển Úc, Indonesia, châu Phi, với khoảng gần 100 loài khác nhau.

Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng hơn 7kg. Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg. Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25%.

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật có kích thước nhỏ từ dơi đến kích thước to bằng một con nai Philippiné tùy theo địa điểm sinh sống. Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.

Đại bàng biển Steller là loài lớn nhất trong tổng số gần 100 loài đại bàng trên khắp thế giới Cân nặng của chúng lên tới gần 10kg. Tổ của đại bàng biển Steller cao khoảng 15 – 20m, được xây trên các cây lớn (cao tới 150m, đường kính 2,5m).

Đại bàng- chúa tể trời xanh. Ảnh: Internet

Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi này, đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đầy đau đớn.

Năm 40 tuổi, mỏ đại bàng trở nên yếu đi, bộ lông trở nên quá dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao lên không trung, đồng thời ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình săn mồi và sinh sản. Đây là lúc mà đại bàng phải đưa ra 2 quyết định: Nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày.

Tại tổ của mình trên đỉnh núi, đại bàng sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời ra, khi mỏ mới hình thành, nó lại bắt đầu bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt.

Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại tự nhổ đi từng sợi lông trên cơ thể. Một quá trình lột xác đầy đau đớn... mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua.

Mắt đại bàng có một triệu tế bào nhạy sáng trên mỗi mm vuông võng mạc, nhiều hơn năm lần so với con người. Trong khi con người chỉ nhìn thấy ba màu cơ bản, đại bàng nhìn thấy năm. Chính vì thế đại bàng sở hữu thị lực cực kỳ sắc nét, cho phép chúng phát hiện con mồi đã ngụy trang từ một khoảng cách rất xa.

Màn săn giết nặng nề nhất của đại bàng là chiến công săn một con hươu Duiker 37kg, một con mồi có trọng lượng gấp 8 lần trọng lượng cơ thể của đại bàng Martial hay còn gọi là đại bàng võ sĩ.

Đại bàng là một loài chim rất thông minh, biết dùng trí tuệ để giảm bớt khó nhọc khi săn giết con mồi. Ví dụ như ở Hy Lạp, đại bàng săn rùa, chúng cắp con rùa lên cao và thả xuống nền đá, nhằm làm vỡ mai rùa, từ đó có thể thoải mái chén thịt con mồi một cách dễ dàng.

Cách đại bàng săn mồi to gấp nhiều lần cơ thể. Nguồn: Liones net Tghdv

Nguyễn Hưng
Theo Đời sống Plus/GĐVN