Thứ sáu, 03/05/2024 | 17:23
RSS

Người bị nóng sốt có uống nước dừa được không?

Thứ năm, 14/09/2023, 16:49 (GMT+7)

Khi người bệnh đang bị sốt uống nước dừa được không là thắc mắc được nhiều khách hàng quan tâm thời gian gần đây. Nếu được sử dụng nước dừa thì cần sử dụng thế nào để bệnh chuyển biến tích cực? Có cách nào để cắt sốt, hồi phục thể trạng nhanh không? Những băn khoăn này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết.

I - Bị cảm sốt có nên uống nước dừa không?

Khi bị sốt, cơ thể có dấu hiệu mất nước và các chất điện giải nên dễ xảy ra mệt mỏi, uể oải, suy nhược. Việc cần làm lúc này là mau chóng bù nước và điện giải để giúp người bệnh hồi phục trạng thái ban đầu.

Người bệnh trong trạng thái mất nước nên bổ sung hoa quả và đồ ăn lỏng để duy trì thể trạng. Vậy người bị sốt có uống nước dừa được không? Theo chuyên gia thì nên uống nước dừa khi bị sốt, cơ thể mệt mỏi hoặc vừa trải qua tập luyện thể thao

Nước dừa không chỉ bổ sung lượng nước bị hao hụt khi sốt mà còn lấy lại những chất điện giải đã mất. Ngoài ra, trong dừa chứa nhiều vitamin C, kali, glucose giúp nâng cao miễn dịch, lấy lại năng lượng để phục hồi nhanh. Đặc biệt nước dừa có lượng đường và calo cực thấp nên giảm cân hiệu quả.

Nước dừa được đánh giá là loại nước uống quốc dân vì giúp cơ thể duy trì thể trạng ổn định. Ngoài ra, dừa trở thành đồ uống giúp giảm cân, chống lão hóa và đáp ứng hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi.

người bị cảm sốt có uống nước dừa được không

II - Hướng dẫn cách uống nước dừa hạ sốt nhanh chóng

Dừa quả thực có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe ngoài việc hạ nhiệt, lợi tiểu, giúp cải thiện tình trạng sốt. Uống nước dừa có nhiều lợi ích khác như: cải thiện tình trạng đau dạ dày, hỗ trợ làm giảm tình trạng suy nhược, mệt mỏi khi bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ.

Thông thường người bệnh trong ngày nên dùng uống nước dừa nhiều lần để đẩy lùi cơn sốt, hạn chế mỏi mệt. Ngoài ra, khi mua nước dừa nên chọn loại nguyên chất trong quả dừa và không có các phụ gia khác. Khi đó nước dừa vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng và hỗ trợ cho người bị ốm sốt.

Tuy nhiên, bất kỳ cái gì cũng vậy, dù tốt đến đâu nếu dùng quá nhiều cũng gây tác dụng ngược lại. Bạn không nên uống dừa liên tiếp trong nhiều ngày và tránh uống vào buổi tối. Đặc biệt những trường hợp dưới đây nên thận trọng khi dùng nước dừa để hạ sốt:

  • Những người bụng yếu, lạnh chân tay, lạnh bụng, huyết áp thấp, da dẻ hay xanh tái, cơ thể kém hấp thu… khi uống nước dừa dễ gây ra tiêu chảy.
  • Người liên tục có hoạt động mạnh nên tránh uống nước dừa vì nước dừa làm giảm sức dẻo dai và khả năng phản xạ của cơ thể.

uống nước dừa hạ sốt nhanh

III - Ngoài uống dừa, cần làm gì để giảm cơn sốt?

Người bị sốt uống nước dừa được không đã được giải đáp cụ thể nhất. Nước dừa giúp giảm sốt nhanh tuy nhiên nếu muốn cắt sốt hiệu quả thì bệnh nhân nên thực hiện một số cách sau:

1. Uống thuốc hạ sốt

Paracetamol là thuốc thông dụng được sử dụng nhiều nhất để loại bỏ cơn sốt và hiện tượng đau đầu. Đối với những đối tượng dị ứng với Paracetamol có thể dùng sang loại thuốc thuộc nhóm NSAID.

Khi chọn dòng thuốc thay thế paracetamol bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Ngoài ra, trước khi uống thuốc cần tìm hiểu cẩn thận về liều dùng và thời điểm dùng thuốc phù hợp. Nếu sau khi dùng đến ngày thứ 3 mà không giảm sốt, bạn cần trực tiếp đến thăm khám tại đơn vị y tế uy tín để bác sĩ chẩn đoán, chữa trị kịp thời.

bị ốm sốt uống nước dừa được không

2. Lau người khi bị sốt

Chườm ấm khi bị sốt bằng cách lau người hoặc tắm nước ấm được vận dụng linh hoạt. Nhiệt độ vừa đủ giúp lỗ chân lông giải phóng và đẩy nhiệt độ ra ngoài nhanh chóng. Người bệnh nên lau ở vùng trán, nách, bẹn và lòng bàn tay bàn chân để hiệu quả tốt nhất.

Cách thực hiện lau người với các bước cụ thể như sau:

  • Sử dụng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm rồi vắt kiệt nước.
  • Lấy khăn đó lau toàn thân nhất là các vị trí nách, bẹn, lòng bàn chân và tay.
  • Chờ nước bốc hơi hết lại tiếp tục dùng khăn thấm nước để lau lại.
  • Thực hiện đến khi thân nhiệt có dấu hiệu giảm xuống thì kết thúc.

3. Ăn đồ ăn lỏng hoặc mềm

Khi bị sốt người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi kèm tình trạng ăn kém, ăn không ngon miệng. Tuy nhiên cơ thể cần bổ sung dinh dưỡng để hồi phục cơ thể ổn định và tránh mất nước.

Giải pháp trong giai đoạn này là sử dụng các thức ăn mềm hoặc lỏng như súp, cháp loãng, nước canh... Các món ăn đó bù đắp lượng nước và chất điện giải để hồi phục thể trạng sau khi bị sốt. Ngoài ra, người bệnh nên tránh đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu vì làm bạn mệt mỏi hơn.

người đang bị sốt có nên uống nước dừa không

4. Uống nước trái cây

Ngoài nước dừa ra, khi bị sốt hãy uống các loại nước trái cây tươi để bù nước và hồi phục cơ thể nhanh chóng. Trong nước trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất duy trì thể trạng ổn định. Một số loại nước trái cây người bị sốt nên sử dụng gồm:

  • Nước cam ép hoặc nước chanh tươi: loại đồ uống có lượng vitamin C khổng lồ giúp cân bằng thể trạng và tăng vị giác. Người ốm sốt uống nước cam hoặc chanh sẽ hạn chế mất nước và hồi phục sức khỏe tốt.
  • Nước rau diếp cá: xuất hiện trong dân gian với vị chua, tính mát có khả năng chống viêm, giải độc nhanh. Trong diếp cá có chứa decanoyl-acetaldehyde - chất tương tự kháng sinh giúp người bệnh đẩy lùi cơn sốt. Do đó hạ sốt bằng rau diếp cá để cắt cơn sốt và cải thiện thể trạng nhanh chóng.
  • Uống gừng: Gừng là vị thuốc có tính ấm, kháng viêm hiệu quả nhất. Vì vậy người bị sốt nên uống gừng để toát mồ hôi nhằm đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

người lớn bị sốt có uống nước dừa được không

IV - Khi bị sốt nên tránh làm gì?

Bệnh cạnh uống nước và thay đổi chế độ ăn thì người sốt cần sinh hoạt điều độ để tránh bệnh trở nặng. Trong thời gian bị sốt, người bệnh nên tránh những điều sau:

  • Tránh uống nước hoặc ăn đồ lạnh vì tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển trên da và gây hiện tượng cảm lạnh, ốm hoặc đau họng.
  • Không dùng chất cồn hoặc rượu để lau người vì dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tránh ăn trứng, ăn dưa hấu, uống mật ong, đồ cay nóng vì khiến cho thân nhiệt tăng cao. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng các thực phẩm trên để bồi bổ cơ thể hãy dùng sau khi cơn sốt đã được đẩy lùi.
  • Tránh uống trà vì trong trà chứa nhiều chất tanin sẽ làm kích thích thần kinh, tăng huyết áp khiến thân nhiệt tăng cao, trà cũng làm giảm tác dụng của các thuốc hạ sốt.
  • Không mặc đồ quá dày vì làm rối loạn việc điều chuyển nhiệt ở cơ thể khiến cơn sốt trầm trọng hơn.
  • Không tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ khiến bệnh trở nặng.

Vấn đề "bị sốt uống nước dừa được không" được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết. Ngoài ra trong thời gian bị sốt khách hàng cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để cắt cơn sốt nhanh chóng. Đừng quên uống thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ để hạn chế bệnh trầm trọng hơn.

DS. Hồng Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại