Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…
Mặc dù tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đối với một số người, mướp đắng lại không có lợi, đôi khi còn khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Mặc dù mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp (tốt cho những bệnh nhân huyết áp cao). Tuy nhiên, nếu ăn mướp đắng quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp, gây đau đầu, chóng mặt. Bởi lẽ chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, điều này vô cùng nguy hiểm cho những người có tiền sử bệnh huyết áp thấp.
Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate (G6PD) giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.
Người bệnh thiếu men nếu ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Người mắc bệnh về đường tiêu hoá nên giảm ăn mướp đắng, do nó khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây tình trạng quá tải.
Tuy nhiên, bạn đừng loại bỏ hoàn toàn loại quả này trong thực đơn hàng ngày mà hãy kết hợp hài hòa và điều độ sẽ đem lại những kết quả bất ngờ cho sức khoẻ.
Nhiều chuyên gia cho rằng mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật.
Mướp đắng là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên ăn mướp đắng. Hơn nữa một số thành phần không tốt trong mướp đắng có thể được truyền qua sữa mẹ.
Ngoài ra, mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.